Skip to main content
Giảm 10% thi công trọn gói Giảm 10% thi công trọn gói
Tin tức

3 Nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp, đúng chuẩn

Vũ Sơn Vũ Sơn
6 Lượt xem
0 Bình luận

Không gian bếp là khu vực rất quan trọng đối bất kể quán ăn, nhà hàng hay khách sạn lớn nhỏ nào. Chính vì thế, thiết kế khu bếp một cách khoa học và thuận tiện giúp nhân viên làm việc một cách hiệu quả cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian. Bài viết này, hãy cùng  Vũ Sơn tìm hiểu về 3 nguyên lý thiết kế nhà hàng chuyên nghiệp nhất định bạn phải biết.

Nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng
Nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng

Kích thước và không gian bếp nhà hàng

Dù bạn sở hữu mô hình nhà hàng kiểu Âu, kiểu Á hay kiểu Hàn, Nhật, dù là quy mô lớn, bé hay trung bình thì không gian bếp nhà hàng cũng cần bố trí một cách chuyên nghiệp. Để đảm bảo nhà hàng có đầy đủ khu vực kho, sơ chế, khu nấu nướng, khu trưng bày thì nguyên tắc trong thiết kế nhà hàng bạn cần ghi nhớ chính là: 30% đến 40% diện tích cho khu bếp nấu, 60%-70% diện tích dành cho phòng ăn, phòng chờ, nhà vệ sinh,..

Kích thước và không gian bếp nhà hàng
Kích thước và không gian bếp nhà hàng

Tuân thủ nguyên tắc thiết kế từng khu vực

Bên cạnh việc chú ý đến những quy định có liên quan đến giấy phép lập mô hình nhà hàng cùng những quy định có liên quan đến bố trí không gian. Thì một số những quy chuẩn về không gian cho từng khu vực dưới đây, bạn cũng cần chú ý:

Khu sơ chế

Trong khu vực sơ chế của nhà hàng, nên đặt các giá đỡ bằng inox cũng như chậu rửa thực phẩm một cách hợp lý và có liên kết chặt chẽ với nhau. Việc sắp xếp khu sơ chế một cách chuyên nghiệp sẽ giúp đầu bếp cũng như nhân viên trong bếp làm việc dễ dàng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế món ăn.

Khu sơ chế
Khu sơ chế

Khu gia công thực phẩm

Sau khi các nguyên liệu, thực phẩm được làm sạch ở khu sơ chế sẽ chuyển đến khu vực gia công như nhào bột, nặn bột, băn chặt thịt, chặt xương, ướp gia vị,..

Khu vực này cần chuẩn bị một số những thiết bị như máy xay thịt, bàn chế biến, máy thái thịt, máy trộn bột,.. Khu vực này lúc nào cũng đảm bảo sự rộng rãi cho từ 3 đến 4 người làm. Để công việc được thực hiện dễ dàng và an toàn hơn, các vật dụng sử dụng ở khu vực này cần làm từ inox, đá,…

Khu gia công thực phẩm
Khu gia công thực phẩm

Khu chế biến

Sau khi thực phẩm đã được gia công ở khu riêng sẽ chuyển đến khu vực chế biến để đầu bếp có thể thuận tiện cho quá trình nấu nướng món ăn. Một số thiết bị cần được trang bị cho khu vực này như bếp công nghiệp, bếp Á, bếp Âu, bếp hầm, bếp chiên nhúm, lò nướng, máy hút mùi, bếp xào,..

Khu chế biến
Khu chế biến

Khu trưng bày

Khu chia soạn là phần không gian cần được bảo quản sạch sẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vệ sinh thực phẩm. Nơi này là nơi chia đồ ăn đã qua chế biến và đồ ăn đã chín. Để đáp ứng các yêu cầu này, khu vực này cần được trang bị các thiết bị bếp có khả năng giữ nhiệt và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Các thiết bị phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, luôn rộng rãi và thoáng mát.

Khu trưng bày
Khu trưng bày

Khu rửa bát

Các thiết bị cần được chuẩn bị cho khu rửa bát bao gồm: xe thu hồi, các chậu rửa, máy rửa bát, máy sấy bát, bàn thu hồi có lỗ xả rác,.. Sau khi thu dọn chén dĩa của thực khách đã dùng bữa, nhân viên sẽ thu hồi bát đĩa về khu vực này để làm sạch, đảm bảo sự rộng rãi, được bố trí một cách khóa học.

Khu rửa bát
Khu rửa bát

Các mô hình bố trí bếp

Mỗi kiểu nhà hàng sẽ có những cách bố trí khu bếp khác nhau. Dưới đây 3 mô hình bố trí bếp nhà hàng phổ biến, bạn có thể tham khảo:

Bếp dạng ốc đảo

Trong mô hình bếp dạng ốc đảo, bếp được đặt ở vị trí trung tâm bếp của nhà hàng, và các khu vực lưu trữ và chuẩn bị được sắp xếp xung quanh bếp trung tâm này. Mô hình này tạo điều kiện cho sự linh hoạt và tiện lợi, cho phép nhân viên dễ dàng di chuyển và giảm thiểu thời gian di chuyển giữa các khu vực.

Bếp dạng ốc đảo
Bếp dạng ốc đảo

Mô hình phân vùng bếp

Mô hình phân vùng bếp phù hợp với những nhà hàng thực hiện các món nấu hoặc các món nước, salad. Với mô hình này, không gian bếp có thể làm bar và nhân viên vẫn có thể tập trung vào công việc của mình.

Bếp phân vùng là một kiểu bếp được chia thành các khu vực riêng biệt, mỗi khu vực đảm nhận một công đoạn cụ thể trong quá trình chế biến và được tổ chức tùy theo nhu cầu cụ thể của nhà hàng. Thông thường, có các khu vực như chuẩn bị nguyên liệu, khu vực nấu ăn, khu lưu trữ, khu rửa bát.

Mô hình phân vùng bếp
Mô hình phân vùng bếp

Mô hình dây chuyền 1 chiều

Mô hình dây chuyền 1 chiều phù hợp với chuỗi nhà hàng cung cấp đồ ăn nhanh hoặc có thực đơn đơn giản. Mô hình này có nghĩa là tạo ra một hệ thống sản xuất liên tục, trong đó các khu vực chế biến được tổ chức thành một chuỗi tuần tự. Mục tiêu là sản xuất nhiều món ăn tương tự nhau thông qua quá trình gia công lặp lại theo các bước tương đương.

Mô hình dây chuyền 1 chiều
Mô hình dây chuyền 1 chiều

Trên đây là những nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng mà  Vũ Sơn muốn gửi tới bạn đọc. Nếu tuân thủ theo những nguyên tắc này sẽ giúp bạn thấy rõ trong sự thay đổi về hiệu suất làm việc cũng như quá trình phục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế khu bếp đảm bảo an toàn, khoa học cũng như lựa chọn một đơn vị uy tín cung cấp các thiết bị bếp uy tín, liên hệ ngay hotline của Sơn 0523.230.666 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

0 đánh giá cho 3 Nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp, đúng chuẩn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá 3 Nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp, đúng chuẩn
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Liên hệ tư vấn thiết kế
0523 230 666
Gọi ngay để được tư vấn trực tiếp
Đặt lịch tư vấn
Tin nổi bật
Bài viết liên quan
Đặt mua thiết bị: 09666 23 666
Dịch vụ thi công: 0523 230 666
x
Tư vấn
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3