Kinh Nghiệm Mở Quán Bún Chả: Lãi Khủng, Vốn Nhỏ
Đầu tư mở quán bún chả được nhiều chủ tiệm mới săn đón, không quá phức tạp nhưng khả năng thu về lợi nhuận khủng. Mặc dù ngày càng nhiều món mới xuất hiện nhưng công thức bún chả từ xưa tới nay vẫn có địa vị vững vàng, có rất nhiều tín đồ mê mẩn. Nếu hứng thú nhưng thiếu kinh nghiệm, không biết phải bắt đầu từ đâu thì bài viết sau chính là câu trả lời chuẩn nhất.
Mở quán bún chả với 10 kinh nghiệm nhất định thành công
Việc mở quán bún chả, phải bỏ số vốn lớn nên không phải nói làm là triển khai được ngay, phải tính toán từng hạng mục khác nhau. Dựa vào việc theo dõi các mô hình khác, tham khảo kinh nghiệm người đi trước, dự trù được rủi ro có thể mắc phải. Chủ quán nào có công tắc chuẩn bị toàn diện thì xác suất thành công đã lên tới 80%, phần còn lại phụ thuộc vào vận may buôn bán.
Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
Đầu tiên phải xây dựng được kế hoạch tổng thể, rằng quán sẽ bắt đầu từ mốc nào, định hướng bao lâu sẽ tiến tới mốc mới. Ở từng cột mốc phải list rõ số tiền sẽ chi cho hạng mục nào, dự trù phát sinh bao nhiêu để khi gặp tình huống thực tế có thể xử lý được.
Trong bảng kế hoạch phải nhìn nhận rõ số lượng bán, đối tượng hướng tới là ai và họ thuộc tầng lớp nào, khẩu vị ra sao. Các bước mở quán phải mô tả tuần tự, không được lơ đễnh vì khi triển khai thường dễ bối rối, dễ quên trước quên sau.
Chuẩn bị đủ vốn cố định và lưu động
Mở quán bún chả hay bất kỳ mô hình nào cũng phải có vốn ra đầu tiên, ít nhất phải từ 20 – 40 triệu VNĐ. Ở các tỉnh thành vùng sâu, chi phí rẻ hơn nên vốn có thể giảm bớt từ 10 – 15 triệu VNĐ. Dựa theo quy mô quán định mở phục vụ vài trăm hay vài nghìn khách mà chuẩn bị tiền nhiều hay ít. Trong đó, phải gồm khoản cố định cho thuê mặt bằng và 1 khoản lưu động để nhập nguyên liệu, duy trì vận hành quán.
Tiền cố định có thể mua nồi nấu bún, thiết bị bếp công nghiệp, bàn ghế, decor trang trí xung quanh để “lôi kéo” khách. Phần lưu động để thuê mướn nhân viên, nhập thịt, rau, bún hằng ngày, trả điện nước hàng tháng…
Chọn địa điểm dựng quán phù hợp
Địa điểm mở quán rất quan trọng, quyết định khách có tìm được tới quán của bạn hay không, có thấy mát mẻ mà quay lại lần sau không. Tốt nhất phải chọn nơi bán gần KCN, chung cư, tòa nhà văn phòng, trường học… nơi nhiều người có nhu cầu ăn ngoài, mặt tiền dễ đỗ xe.
Món bún chả không đắt đỏ nên nhiều người chọn mở tiệm style bình dân, tô chỉ từ 30 – 35K nên không cần mặt tiền quá hoành tráng. Nơi dựng quán không quá lớn nhưng phải thoáng đãng, người ra vào dễ dàng, khách đông cũng thoải mái không bị chật, ngộp
Trang hoàng không gian ăn uống
Nếu xác định buôn bán lâu dài thì tên quán, decor cũng phải tỉ mẩn sao cho có ý nghĩa và giao diện tiệm thích mắt hút khách. Chẳng hạn việc bố trí không gian thiết kế bếp quán ăn, quầy thu ngân, nơi đậu xe phải thuận tiện cho khách ăn và không cần đi tới đi lui khó khăn. Lối chính bưng bún tới bàn và cho khách ra vào cần để rộng rãi, đi 2 người cùng lúc cũng không va chạm vào bàn ghế 2 bên.
Quán có thể hẹp nhưng sàn, bàn lúc nào cũng phải sạch sẽ, gạch màu không tươi không bẩn, để khách nhìn ưng mắt hơn. Biển hiệu tiệm, tường trang trí được sơn màu đồng nhất để khách dễ nhận diện thương hiệu
Thiết kế thi công bếp chuyên dụng
Đương nhiên mở quán bún chả nhất định phải có đồ gia dụng trong bếp, trong đó “cốt lõi” nhất là nồi nấu bún hay có tên gọi khác là nồi phở điện, lò nướng thịt. Trong 1 mẻ nấu từ 1 – 2 tiếng, công cụ này có thể hầm nấu xong 1 mẻ nước lèo tới 70 – 200 suất ăn tùy size, nấu liên tục nhiều lần mà không bị quá tải.
Các loại nồi xoong, dao kéo khác nên chọn loại làm từ inox bền chắc, chống rỉ sét để không làm topping ăn kèm bị biến chất. Đặc biệt, chủ quán chưa từng làm nên thuê đơn vị thiết kế riêng, miêu tả nhu cầu, công cụ muốn mua sẽ được hỗ trợ tận tình.
Lên thực đơn đa dạng, ấn tượng
Menu ngoài bún chả chấm, bún chả chan còn nhiều món nước khác, KH tới dễ đổi gió, muốn ăn gì cũng gọi được mà không bị ngán. Đối với từng món nên tự chụp ảnh minh họa, dán giá cụ thể đểKH dễ chọn, không cần mất thời gian hỏi ý kiến nhân viên phục vụ. Tổng thể menu quán bún chả nên nổi bật để kích thích khẩu vị KH.
Thuê nhân viên phục vụ quán
Ngoài độ ngon thì thái độ niềm nở, vui vẻ với thực KH yếu tố tiên quyết để họ quay lại lần 2, lần 3. Dù nước lèo, chả nướng, bún không có gì quá đặc sắc nhưng KH vẫn ăn ngon lành.
Độ tuổi phục vụ vừa phải, không trẻ mà cũng không nhiều tuổi quá. Khi thuê mướn xong phải dành riêng 2 – 3 ngày để đào tạo kỹ năng cơ bản. Từ cách chào, cách tạm biệt, giới thiệu món sao cho tự nhiên nhất.
Hoàn tất thủ tục kinh doanh
Quán có định, buôn bán lớn thì đăng ký giấy tờ kinh doanh là vấn đề “chủ chốt” không thể bỏ qua và phòng được rắc rối về sau. Chủ quán an tâm hơn hẳn khi vận hành dưới sự bảo hộ của nhà nước, có giấy tờ thể hiện độ uy tín khiến KH tin tưởng hơn. Việc đăng ký loại giấy tờ này hiện tại không quá khó khăn, tốn thời gian ít và được hỗ trợ tối đa nên không cần lo lắng.
Tạo dựng chiến lược PR marketing
Nếu là quán ăn mới, lần đầu ra mắt thì vài tháng đầu chưa có nhiều khách là điều bình thường. Để tiếp cận nhiều người hơn, thu hút khách tới thử thì chủ quán phải chi ngân sách để PR, thiết kế biển hiệu, giảm giá để kéo khách.
Hiện nay, kênh chính mà các tiệm bún chả thường chọn là Facebook. Nơi có nhiều người online có nhu cầu ăn uống thường xuyên. Phí chạy quảng cáo không quá đắt và tiếp cận từ vài trăm đến vài nghìn người nên có thể yên tâm quán có khách ghé đều đặn.
Kết hợp bán hàng đa phương tiện
Ngoài bán trực tiếp, các chủ quán phải cập nhật xu hướng giao online thông qua Grab, Shopee Food để tiếp cận khách “lười”. Quán còn có thể bổ sung shipper giao hàng riêng và hỗ trợ freeship cho đơn lớn để khách mua bún chả với mức ưu đãi nhất.
Phòng ngừa rủi ro khi kinh doanh quán bún chả
Tuy kế hoạch hoàn hảo nhưng lúc triển khai thực tế sẽ phát sinh nhiều vấn đề, việc mở quán bún chả khó hơn bạn nghĩ nhiều. Trước khi thực hiện phải list sẵn rủi ro khách quan, chủ quan có thể gặp phải
- Rủi ro chủ quan
Nhiều chủ quán không lập kế hoạch, hạng mục gì cũng lơ là, quên trước quên sau, vốn bù chỗ này đắp chỗ kia nên thiếu hụt lung tung. Đến 1 mức độ nào đó không thể giải quyết được khiến quán thua lỗ phá sản
Chẳng hạn khi lắp hệ thống điện nước, bạn nghĩ rằng chỉ cần gọi thợ là xong mà không tính tới việc mua dụng cụ cưa, ống, dây điện… Vấn đề này được xử lý bằng cách bù đắp vốn từ mua công cụ khiến việc mở quán bị đình chỉ vô thời hạn.
- Rủi ro khách quan
Nguy cơ khách quan thường xuất phát từ phía bên ngoài như: thời tiết, chính sách nhà nước ảnh hưởng tới quán. Khi lên plan luôn phải sẵn sàng phương án dự phòng, nếu không may thất thoát cũng rút giảm thua lỗ xuống mức thấp nhất.
Mở quán bún chả đỡ tốn kém, hiệu quả cao nằm trong tầm tay nếu bạn nắm được hết các bước ở trên. Tuy nhiên việc mua bán có thuận lợi không phải dựa vào vận may và cần cân nhắc kỹ để chi ra số tiền phù hợp.