11 Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu
Kinh doanh nhà hàng là mô hình kinh doanh giúp bạn có nguồn doanh thu ổn định, lợi ích cao nếu có hướng đi đúng cách. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh này, vậy đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Vũ Sơn, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Tìm hiểu thị trường, xác định đối tượng khách hàng
Để kinh doanh nhà hàng thành công, việc tìm hiểu về thị trường cũng như xác định đối tượng khách hàng của mình rất quan trọng. Bởi không có một nhà hàng nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Chính vì vậy, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu thị trường mà mình muốn hướng tới ví dụ như nhà hàng ăn chay, nhà hàng buffet, nhà hàng về dinh dưỡng,…
Tiếp đến, cần xác định đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến là ai, ở độ tuổi nào, thu nhập bao nhiêu,.. từ đó lên kế hoạch về phong cách phục vụ, trang trí không gian, thiết kế menu, có những món ăn nào và giá cả gia sao.
Xác định nguồn vốn duy trì nhà hàng
Một trong những yếu tố quan trọng cũng như quyết định đến quy mô của nhà hàng chính là nguồn vốn. Bạn cần lập một bảng dự tính về chi phí khi mở nhà hàng như chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, chi phí mua trang thiết bị vận hành trong bếp, mua bàn ghế để trang trí, thiết kế không gian,..
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có nguồn vốn dự trữ để duy trì nhà hàng từ 3 đến 6 tháng, bởi trong thời gian đầu khi mở nhà hàng sẽ chưa có lãi hoặc lãi ít.
Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn, bạn cần chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp. Nên chọn những vị trí có nhiều người, tập trung đông dân cư, khu trường học hoặc khu công nghiệp, nên nằm trên trục đường chính để việc di chuyển của khách hàng diễn ra thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành thời gian đi dạo quanh khu bạn định kinh doanh để nắm rõ được các hoạt động, thói quen, cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Nắm rõ phong cách nhà hàng
Khi chuẩn bị kinh doanh nhà hàng, bạn cần có định hướng rõ ràng về phong cách cũng như nắm rõ tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng, từ đó lên kế hoạch mua nội thất, vật dụng phù hợp với không gian.
Việc tạo không gian nội thất trong nhà hàng là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Mặc dù có thể có nhiều phong cách thiết kế khác nhau, nhưng quan trọng nhất là phải chọn một phong cách phù hợp để tạo ra không gian ẩm thực mà khách hàng mong đợi.
Sự cân đối trong việc bố trí bàn ghế và vật dụng trang trí rất quan trọng. Đảm bảo số lượng bàn ghế đủ để phục vụ khách hàng mà không gây cảm giác chật chội và không thoải mái. Màu sắc và ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật món ăn của bạn. Ví dụ như tường màu trắng sẽ hợp với cửa hàng bán đồ ăn nhanh hoặc bánh ngọt.
Đặt tên cho nhà hàng
Đặt tên cho nhà hàng cần dễ nhớ, đơn giản, ngắn gọn và không quá dài dòng, tốt nhất là dưới 5 từ. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, tuy nhiên, nên ưu tiên tính dễ đọc nhé.
Xây dựng thực đơn
Thực đơn hấp dẫn và độc đáo chính là yếu tố quan trọng giúp tăng doanh thu. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này. Một thực đơn thật sự chất lượng và được đề cao phải đáp ứng được một số những yếu tố sau: tên món hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt, khách gọi nhiều món ăn hơn,.. Chính vì thế, phần này bạn nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia hoặc đầu bếp nhiều năm kinh nghiệm để đưa ra một thực đơn phù hợp.
Cách bố trí nội thất, không gian nhà hàng
Cách bố trí nội thất đẹp, khoa học cũng giúp không gian nhà hàng trở nên tinh tế và có tính thẩm mỹ hơn. Bạn nên chú ý đến màu sắc của phần nội thất như bàn, ghế, cửa, tủ đựng, rèm,.. tất cả cần được phối hợp một cách hài hòa. Bên cạnh đó, phần ánh sáng cũng cần được chú ý, bên cạnh việc tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên cũng nên thiết kế hệ thống ánh sáng phù hợp, tạo cảm giác thoải mái dễ dàng.
Cơ sở vật chất thiết bị
Để sở hữu một hệ thống nhà hàng đạt chuẩn, cần trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất như bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống điện nước cũng như các thiết bị có trong nhà bếp. Dưới đây là 4 khu vực cần chú ý về trang thiết bị khi mở nhà hàng:
Khu đón khách
Đối với khu vực đón khách, để làm nổi bật nhà hàng cần thiết kế chỗ để xe riêng, có biển hiệu hấp dẫn. Đối với khu vực phục vụ, cần chú ý đến thiết kế quầy thanh toán, bày bàn ăn, quầy đựng đồ ăn, nước uống,.. đồng thời cũng nên xác định lượng khách dự tính để mua sắm bàn ghế cho hợp lý.
Khu vực nhà bếp
Khu vực nhà bếp cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như trang bị đầy đủ một số trang thiết bị như hệ thống thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi, hút khói, tủ nấu cơm công nghiệp, bếp Á, bếp Âu,… Bên cạnh đó cũng cần bố trí hệ thống gas, hệ thống điện sao cho hợp lý để đảm bảo an toàn cũng như thuận lợi trong quá trình làm việc.
Khu chế biến
Trong nhà hàng, khu vực chế biến thường gặp vấn đề thiết kế không hiệu quả. Để giải quyết điều này, quan trọng là phải hiểu rõ thực đơn để có thể xác định mọi yếu tố cần thiết trong khu vực chế biến. Đồng thời, bạn cũng cần phải cân nhắc các khu vực như nhận nguyên liệu, lưu trữ, chuẩn bị, nấu ăn, rửa chén, khu vực xử lý rác,…
Cần sắp xếp khu vực chế biến thức ăn sao cho cách khu nấu nướng chỉ vài bước chân. Không gian đủ rộng cho phép hai đầu bếp hoặc nhiều hơn có thể hoạt động cùng một lúc khi có nhiều khách đến cùng một lúc.
Khu dành cho khách hàng
Đây là khu vực bạn có thể kiếm thêm tiền nên bạn cần chăm chút và tỉ mỉ đến từng chi tiết trong thiết kế. Bạn nên dành thời gian đến nhiều cửa hàng khác nhau để học hỏi cách bày trí của họ, sau đó vận dụng vào nhà hàng của mình. Nhiều khách hàng sẽ đi nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6,.. nên bàn cần có cách bày trí khu vực bàn ăn khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Cách tổ chức, quản lý nhân viên
Khi bắt đầu tuyển dụng nhân viên, bạn cần xác định rõ bạn muốn họ làm gì, nghĩa là đưa ra cụ thể công việc của từng bộ phận cũng như trách nhiệm của họ với công việc như thế nào:
- Quản lý nhà hàng: Quản lý nhà hàng sẽ là người đứng ra quản lý nhân viên cũng như công việc của nhà hàng. Nên tuyển người có kinh nghiệm, có kỹ năng và quan sát tốt. Nên tuyển người quản lý trước 1 tháng để họ có thể tư vấn giúp bạn trong việc quản lý.
- Bếp trưởng và các đầu bếp: Lúc mới mở, không cần tuyển quá nhiều đầu bếp, bạn có thể tuyển 2 đầu bếp chính có kinh nghiệm làm full-time, 1 đầu bếp làm part-time vào những giờ cao điểm hoặc ngày lễ.
- Nhân viên phục vụ: Nhân viên phục vụ là bộ mặt của nhà hàng, chính vì thế, họ cần phải nhiệt tình và vui vẻ, có thể chịu được áp lực lớn. Có khả năng phục vụ nhiều khách hàng nhưng vẫn luôn tươi tỉnh.
Xây dựng thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu riêng cho nhà hàng, bạn nên xây dựng những yếu tố khác biệt so với số đông. Một số yếu tố có thể tạo sự khác biệt như tên nhà hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, thực đơn ấn tượng hoặc chú trọng đến việc xây dựng website riêng để marketing hiệu quả.
Lên ý tưởng, chiến dịch quảng cáo online kết hợp offline
Đối với bất cứ nhà hàng nào, khi mới mở đều cần có ý tưởng để quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng. Bên cạnh việc cập nhật những thông tin, hình ảnh của nhà hàng lên website, fanpage chính thức thì hình thức truyền miệng cũng là bí kíp giúp quảng cáo có hiệu quả.
Khi chuẩn bị khai trương, bạn cũng nên có chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm 30% hóa đơn, đi 4 tặng 1,.. Cùng với đó là bạn có thể thiết kế giấy mời dự khai trương và dùng bữa miễn phí với những nhân vật có tiếng trong tệp khách hàng mà bạn hướng đến.
Hy vọng với những chia sẻ của Vũ Sơn về kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế không gian bếp cũng như tìm một đơn vị cung cấp các thiết bị bếp uy tín, chất lượng, giá tốt thì liên hệ ngay Quang Huy hoặc số của Sơn 0523.230.666 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.