Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản máy nhổ lông gà chuẩn kỹ thuật
Việc vệ sinh, bảo quản máy nhổ lông gà đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các cơ sở. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng khám phá lý do cần vệ sinh, bảo quản thiết bị đúng cách cũng như hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau. Từ đó, sử dụng thiết bị một cách tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế và thẩm mỹ dài lâu cho đơn vị.
1. Tại sao cần vệ sinh, bảo quản máy nhổ lông gà đúng cách?
Máy nhổ lông gà được dùng khá nhiều trong các cơ sở giết mổ gia cầm, quán ăn, nhà hàng hoặc hộ gia đình kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, để máy hoạt động hiệu quả, bền bỉ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc vệ sinh và bảo quản máy đúng cách là điều cần thiết. Dưới đây là những lý do quan trọng giải thích vì sao bạn cần chăm sóc thiết bị này đúng quy trình.
1.1. Tăng tuổi thọ máy
Máy nhổ lông gà được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau như lồng quay, núm cao su, motor… Nếu không vệ sinh và bảo quản thường xuyên, các bộ phận này có thể bị hỏng hóc nhanh chóng.

Đặc biệt với các bộ phận bằng kim loại, nếu tiếp xúc với nước và không được lau khô, máy có thể bị gỉ, giảm tuổi thọ sử dụng.
1.2. Duy trì hiệu suất hoạt động của máy
Một máy nhổ lông gà sạch sẽ, được bảo trì đúng cách sẽ giúp quá trình vận hành trơn tru, tiết kiệm thời gian và công sức. Cụ thể:
- Việc loại bỏ lông gia cầm sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng giúp hạn chế tình trạng trục quay bị kẹt, giảm tốc độ khi hoạt động.
- Hạn chế tình trạng động cơ bị đọng nước, khiến máy cấp điện sẽ bị chập cháy.
1.3. Đảm bảo ATVSTP
Khi hoạt động, máy nhổ lông gà sẽ tiếp xúc trực tiếp với lông và thịt gia cầm sống, do đó dễ bám dính vi khuẩn, chất bẩn và mầm bệnh. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, các vi khuẩn này có thể bám lên thịt gia cầm, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Không những vậy, việc để sót lại nước thải, lông gia cầm trong máy còn tạo ra mùi hôi khó chịu. Điều này vừa mang lại cái nhìn kém thiện cảm của khách hàng, vừa ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở khi bán hàng.
2. Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản máy vặt lông gà chuẩn kỹ thuật
2.1. Cách vệ sinh
Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh
An toàn là yếu tố quan trọng nhất khi vệ sinh máy. Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác nào, hãy tắt nguồn điện hoàn toàn để tránh nguy cơ chập điện hoặc tai nạn trong quá trình vệ sinh.

Bước 2: Loại bỏ lông gà còn sót lại
- Sử dụng vòi xịt áp lực cao để xịt sạch thành lồng máy, giúp loại bỏ những sợi lông còn sót lại trong quá trình vận hành.
- Nếu lông gà vẫn mắc kẹt trong các núm cao su, hãy dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để lấy hết ra, tránh làm tắc nghẽn máy khi sử dụng lần sau.

Bước 3: Xả nước và làm sạch đĩa quay
- Để máy chạy không tải trong vài giây, sau đó xả nước trực tiếp vào lồng để cuốn trôi những vụn lông còn lại.
- Dùng bàn chải mềm hoặc khăn ẩm lau sạch bề mặt đĩa quay để loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn.
Bước 4: Tránh nước tiếp xúc với động cơ
Motor là bộ phận quan trọng nhất của máy vặt lông gà, nếu bị nước xâm nhập có thể gây chập cháy, hỏng động cơ. Khi xả nước, hãy đảm bảo nước không chảy vào khu vực dưới gầm máy, nơi đặt motor. Nếu vô tình để nước dính vào, cần lau khô ngay lập tức.

Bước 5: Làm sạch và kiểm tra núm cao su
Núm cao su là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, dễ bám bẩn và có thể bị mòn sau thời gian dài sử dụng. Sau mỗi lần vệ sinh, hãy kiểm tra xem các núm cao su có bị rách, giòn hay lỏng lẻo không. Nếu có, hãy thay thế ngay để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất.
Bước 6: Lau khô và để ráo máy
Sau khi làm sạch, hãy dùng khăn khô lau toàn bộ bề mặt máy, đặc biệt là các phần kim loại để tránh gỉ sét. Đặt máy ở nơi thông thoáng để khô tự nhiên trước khi cắm điện lại để sử dụng.
2.2. Cách bảo quản
Bước 1: Đặt máy ở vị trí phù hợp
Lựa chọn nơi khô ráo, thoáng mát để đặt máy, tránh để trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước. Nếu buộc phải để máy ngoài trời, hãy sử dụng bạt che hoặc làm lán che chắn để bảo vệ máy khỏi tác động của mưa nắng.

Bước 2: Kiểm tra hệ thống điện trước khi vận hành
Kiểm tra nguồn điện ổn định trước khi khởi động máy để đảm bảo máy hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn. Một số cơ sở sử dụng điện 3 pha, nếu để thiếu pha có thể dẫn đến cháy động cơ, trường hợp này sẽ không được bảo hành.
Bước 3: Kiểm tra các bộ phận của máy định kỳ
Thường xuyên kiểm tra các linh kiện như đĩa quay, núm cao su, trục quay để đảm bảo chúng không bị lỏng lẻo hoặc hư hỏng. Nếu phát hiện đĩa quay chạy yếu, hãy kiểm tra xem núm cao su có bị chặt quá hay không. Nếu cần thiết, điều chỉnh lại hoặc thay thế các bộ phận bị hư hỏng.

Bước 4: Bảo dưỡng động cơ thường xuyên
Motor là bộ phận quan trọng nhất, cần bảo dưỡng định kỳ bằng cách bôi trơn các trục quay và kiểm tra dây điện. Nếu phát hiện máy có dấu hiệu chạy yếu hoặc có tiếng kêu bất thường, hãy ngắt nguồn điện và kiểm tra ngay.
Bước 5: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành
Nhiều người có thói quen sử dụng máy mà không đọc kỹ hướng dẫn, điều này dễ dẫn đến lỗi vận hành và giảm tuổi thọ thiết bị. Hãy nắm vững quy trình vận hành, vệ sinh và bảo quản để sử dụng máy đúng cách, tránh các lỗi kỹ thuật không đáng có.

Việc vệ sinh và bảo quản máy vặt lông gà đúng cách không chỉ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả mà còn kéo dài tuổi thọ, đảm bảo an toàn thực phẩm và tiết kiệm chi phí sửa chữa. Nếu thực hiện đúng các bước trên, bạn sẽ luôn duy trì máy trong trạng thái tốt nhất, giúp công việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.