Skip to main content
Giảm 10% thi công trọn gói Giảm 10% thi công trọn gói
Tin tức

Tổng hợp Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng đầy đủ nhất

Vũ Sơn Vũ Sơn
214 Lượt xem
0 Bình luận

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà hàng nhưng chưa biết dự toán chi phí ra sao, có những khoản nào cần chi? Cùng  Vũ Sơn tìm hiểu về các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng nhất định bạn nên biết nhé.

Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng
Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng

10 Chi phí trong kinh doanh nhà hàng bạn nên biết

Dưới đây là một số khoản chi phí trong kinh doanh nhà hàng cơ bản sẽ giúp bạn tính toán chi phí một cách chính xác nhất:

Thuê mặt bằng 

Việc tìm và chọn lựa mặt bằng kinh doanh là bước cực kỳ quan trọng trong việc bắt đầu kinh doanh quán ăn hoặc nhà hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng để tìm ra một địa điểm phù hợp. Một quán ăn hoặc nhà hàng cần có không gian đủ lớn để phục vụ khách hàng, không gian bếp rộng rãi và cung cấp chỗ đậu xe cho khách.

Yêu cầu về diện tích mặt bằng có thể thay đổi tùy thuộc vào mô hình kinh doanh cũng như quy mô của quán ăn hoặc nhà hàng. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí thuê mặt bằng, bao gồm diện tích mặt tiền, độ rộng của không gian, vị trí ở khu vực trung tâm hay ngoại thành, cũng như tính tiện lợi cho việc di chuyển của khách hàng.

Thuê mặt bằng
Thuê mặt bằng

Dĩ nhiên, việc chọn một mặt tiền đẹp, nằm ở vị trí đắc địa sẽ tốn một chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, một mặt bằng tốt lại mang lại cơ hội kinh doanh lớn, thúc đẩy sự phát triển của quán ăn hoặc nhà hàng. Chính vì thế, khi quyết định thuê mặt bằng cần được xem xét cẩn thận đối với những người mới bắt đầu kinh doanh.

Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí kinh doanh, thường khoảng 25%. Ngoài ra, các đối tác thường yêu cầu một khoản tiền đặt cọc trước cho đến 6 tháng hoặc một năm, và hợp đồng thuê thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, vì vậy việc lập kế hoạch chi phí là rất quan trọng.

Thiết kế không gian nội thất

Sau khi đã chọn được mặt bằng phù hợp, bước tiếp theo là bắt tay vào trang trí và mua sắm nội thất cần thiết. Đối với các quán ăn nhỏ, thường chỉ cần dọn dẹp lại là đủ, nhưng đối với những nhà hàng lớn, việc thiết kế lại không gian và sơn sửa lại à không thể tránh khỏi. Chi phí cho việc thiết kế và mua sắm nội thất thường chiếm khoảng 5 – 10% tổng chi phí để mở nhà hàng.

Thiết kế không gian nội thất
Thiết kế không gian nội thất

Sau khi hoàn thiện việc thiết kế nội thất hoặc có ý tưởng trang trí, bạn sẽ cần tìm kiếm những địa chỉ cung cấp đèn, đồ trang trí, bàn ghế,.. Thị trường này đa dạng và bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm phù hợp qua các chợ đầu mối, cũng như trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, và các nền tảng khác. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể tham gia vào các nhóm kinh doanh trên Facebook để tìm kiếm những mặt hàng từ các quán khác đang thanh lý.

Trang thiết bị vận hành

Mua trang thiết bị, vật dụng kinh doanh là khoản không thể thiếu khi kinh doanh quán ăn, nhà hàng. Bạn cần lên danh sách chi tiết về vật dụng cho nhà bếp, không gian phục vụ khách hàng. Lưu ý chi phí cho mục này không quá 25% tổng chi phí đầu tư.

Đối với kinh doanh nhà hàng, thiết bị cũng cần chỉn chu hơn đối với quán ăn nhỏ. Ví dụ mở nhà hàng khoảng hơn 100m2 thì sẽ cần mua từ 20 đến 25 bộ bàn ghế, giá trung bình từ 2 đến 4 triệu VND.

Đối với thiết bị nhà bếp thì cần trang bị một số thiết bị như tủ đông, tủ lạnh, tủ mát, máy lạnh, hút mùi, các thiết bị và dụng cụ nấu nướng, chi phí đầu tư cho khoản này từ 80 triệu – 120 triệu. Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể tìm ở những hội nhóm thanh lý nhé.

Trang thiết bị vận hành nhà bếp
Trang thiết bị vận hành nhà bếp

Bên cạnh đó, cũng tùy vào phong cách của nhà hàng như nhà hàng Á, nhà hàng Âu, nhà hàng đồ ăn nhanh để có thể lựa chọn các thiết bị như lò nướng, nồi chiên, bếp nướng,.. Hãy chú ý về chất liệu của sản phẩm, nhất là trong môi trường dầu mỡ, nóng bức, ưu tiên chọn sản phẩm chất lượng để tránh phải sửa chữa liên tục.

Chi phí mua nguyên vật liệu 

Trong bản dự toán chi phí, việc dự trù kinh phí cho việc nhập hàng hàng tháng là một phần không thể thiếu. Mỗi nhà hàng đều cần xem xét điều này, và tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, chi phí cho nguyên vật liệu cũng sẽ khác nhau. Phần lớn, các nhà hàng sẽ tính giá của món ăn theo công thức: chi phí mua nguyên vật liệu món ăn/0.35.

Chi phí mua nguyên vật liệu
Chi phí mua nguyên vật liệu

Trước khi bắt đầu kinh doanh, một kinh nghiệm quan trọng bạn cần biết chính là tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy cho nhà hàng của bạn. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng nguyên liệu mà còn thể hiện sự uy tín của nhà hàng. Ngoài ra, việc duy trì mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp có thể mang lại những ưu đãi hấp dẫn và giúp giảm chi phí. Mục tiêu là giữ cho chi phí nguyên liệu ở mức khoảng 10% tổng chi phí đầu tư.

Chi phí Marketing, PR

Thực hiện các chiến dịch marketing trước và trong quá trình kinh doanh là một bước không thể thiếu đối với mọi quán ăn, nhà hàng. Việc xây dựng thương hiệu sẽ đóng góp vào việc thu hút và mở rộng tệp khách hàng của bạn. Có nhiều phương tiện quảng cáo hiệu quả mà bạn có thể sử dụng, bao gồm phát tờ rơi, banner, và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Chi phí Marketing, PR
Chi phí Marketing, PR

Thông thường, chi phí cho các chiến dịch marketing chiếm khoảng 5% tổng vốn ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn khéo léo áp dụng những kỹ thuật hiện đại như tạo Landing Page, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google (SEO), cung cấp mã giảm giá và khuyến mãi, thì chi phí này có thể mang lại hiệu quả lớn trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.

Chi phí thuê nhân viên

Việc tạo đội ngũ nhân sự cho một quán ăn hoặc nhà hàng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng với số lượng tương đối lớn vì có rất nhiều vị trí khác nhau. Bạn cần lập bảng dự toán chi phí cho việc thuê các vị trí như bếp chính, phụ bếp, thu ngân, quản lý, nhân viên phục vụ và bảo vệ.

Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân viên

Số lượng nhân viên cần tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, có thể tăng hoặc giảm theo hoàn cảnh cụ thể. Ngoài chi phí thuê nhân sự, quản lý nhân sự một cách hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.

Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh

Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của việc kinh doanh, thường khó có được kết quả tốt do khách hàng chưa biết đến nhà hàng của bạn nhiều. Kinh nghiệm của những người đi trước chính là bạn cần dự trù trước các chi phí như tiền thuê mặt bằng và trả lương nhân viên trong khoảng thời gian 3-6 tháng để đảm bảo quán hoạt động ổn định.

Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh
Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh

Cần phải có một khoản tiền dành để duy trì hoạt động của nhà hàng cho đến khi nó ổn định. Các chi phí hàng tháng bao gồm tiền điện, nước, ga, cũng như chi phí bảo trì máy móc và thiết bị. Đảm bảo rằng bạn có đủ tài chính để duy trì hoạt động của quán trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, để giảm thiểu thời gian không có lợi nhuận, hãy tập trung vào việc phục vụ các món ăn chất lượng, đảm bảo dịch vụ tốt và thực hiện các chương trình khuyến mãi phù hợp.

Chi phí làm thủ tục, giấy tờ

Trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, có hai hình thức kinh doanh chính là cá nhân và doanh nghiệp. Mỗi loại hình này đều đòi hỏi thủ tục riêng biệt. Để tránh lãng phí thời gian và trở ngại do thiếu giấy tờ, bạn có thể chuẩn bị theo các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm giấy đăng ký kinh doanh và bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân của các cá nhân tham gia.
  • Tới UBND quận hoặc huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để tiến hành đăng ký. Chi phí cho thủ tục này thường là 150,000 đồng/lần.
  • Sau khoảng 3 đến 5 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận và giấy biên nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ của bạn không hoàn chỉnh, bạn sẽ nhận được thông báo về các vấn đề cần điều chỉnh và bổ sung.

Chi phí trung bình cho các loại thuế và phí liên quan thường khoảng 1,5 triệu đồng sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký cần thiết.

Chi phí làm thủ tục, giấy tờ
Chi phí làm thủ tục, giấy tờ

Một số chi phí khác

Ngoài các chi phí cơ bản để mở nhà hàng như đã đề cập, bạn cũng phải dự phòng cho hàng loạt các chi phí “ngoài lề”. Điều này bao gồm các khoản thuế, chi phí bảo hiểm, cũng như tiền để xây dựng mối quan hệ giúp việc kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ.

Các khoản phí này không cố định và phụ thuộc vào khu vực mà bạn đang kinh doanh, 2-3% của tổng chi phí đầu tư có thể được xem là hợp lý để giải quyết những vấn đề ngoài lề này.

Một số chi phí khác
Một số chi phí khác

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ của  Vũ Sơn về các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng đã giúp cho bạn có nhiều thông tin hữu ích cho việc kinh doanh của mình. Đừng quên, nếu bạn đang muốn thiết kế không gian bếp nhà hàng chuẩn an toàn, cũng như tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị nhà bếp chất lượng, giá tốt, liên hệ ngay đến hotline của Sơn 0523.230.666 của chúng tôi để được tư vấn. 

Thời gian cập nhật: 15/05/2024

0 đánh giá cho Tổng hợp Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng đầy đủ nhất

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Tổng hợp Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng đầy đủ nhất
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Liên hệ tư vấn thiết kế
0523 230 666
Gọi ngay để được tư vấn trực tiếp
Đặt lịch tư vấn
Tin nổi bật
Bài viết liên quan
Tư vấn
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3