Máy vặt lông gà được xem là một trợ thủ đắc lực cho các cơ sở chế biến gia cầm. Thế nhưng, bạn đã bao giờ tự hỏi cấu tạo máy vặt lông gà được thiết kế như thế nào mà có thể làm sạch hiệu quả trong thời gian ngắn như vậy hay chưa? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
1. Cấu tạo máy vặt lông gà thế nào? 7+ Bộ phận thiết yếu
Thiết kế của máy làm lông vịt tương đối đơn giản, dưới đây là 7 bộ phận chính cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
1.1. Lồng máy
Đây là bộ phận trung tâm, có hình trụ rỗng, được làm từ chất liệu inox 201 hoặc 304 cao cấp, có khả năng chống han gỉ cao. Nhờ đó, thiết bị duy trì được độ bền cao dù phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường ẩm ướt như khi chế biến gia cầm. Bộ phận này là nơi chứa gà, vịt và diễn ra quá trình vặt lông chính.
Lồng máy có nhiều kích thước khác nhau, đường kính phổ biến từ 50-100cm, phù hợp với nhiều quy mô chế biến khác nhau.
1.2. Núm cao su
Núm cao su được gắn chặt xung quanh thành trong của lồng máy một cách khoa học. Hình dáng giống như những chiếc gai nhỏ được làm từ chất liệu cao su tổng hợp hoặc cao su tự nhiên, mềm dẻo, linh hoạt. Khi lồng máy hoạt động, các núm cao su sẽ cọ xát vào thân gia cầm, giúp loại bỏ lông nhanh chóng, hiệu quả mà không gây vết thâm tím, rách da.
1.3. Bệ đỡ
Đây là bộ phận giúp nâng đỡ toàn bộ máy, đảm bảo quá trình hoạt động ổn định và không bị rung lắc. Phần này được làm từ chất liệu inox chống gỉ, giúp bảo vệ các bộ phận phía trong của máy.
1.4. Chân đế cao su
Chân đế cao su được lắp phía dưới 4 chân của bệ đỡ, có tác dụng giảm tiếng ồn khi máy hoạt động. Bên cạnh đó, chi tiết này cũng giúp cho thiết bị đứng vững trên mặt sàn và không bị trơn trượt, di chuyển khi máy vận hành.
1.5. Motor quấn dây đồng
Motor quấn dây đồng là bộ phận cung cấp năng lượng để lồng máy hoạt động. Motor có công suất khác nhau, tùy thuộc vào kích thước và năng suất máy. Thiết bị này thường được đặt phía bên trong bệ đỡ để đảm bảo an toàn.
1.6. Bánh đà
Bánh đà được lắp nối với trục motor. Đây là một trong những bộ phận quan trọng giúp cân bằng tốc độ và lực quay của lồng máy, tránh tình trạng quay quá nhanh hoặc quá chậm.
1.7. Ống ren nước
Ống ren nước được nối với nguồn cung cấp nước và bố trí bên trong lồng máy. Nhờ đó, trong quá trình vặt lông, nước được phun ra từ các lỗ nhỏ trên ống ren, giúp làm sạch lông và giảm nhiệt độ của gia cầm, tránh tình trạng bong tróc da, làm mất thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm.
2. Nguyên lý vận hành của máy đánh lông gà vịt thế nào?
Nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên sự kết hợp giữa lực ma sát, lực ly tâm và tác động của nước. Quá trình diễn ra như sau:
- Gia cầm được nhúng nước sôi để làm mềm lông, giúp dễ dàng cho việc vặt lông bằng máy.
- Khi máy được khởi động, động cơ điện sẽ hoạt động, truyền lực qua dây curoa đến trục chính của máy.
- Trục chính kết nối với lồng vặt, làm cho lồng quay tròn với tốc độ cao. Khi này, lực ly tâm sẽ đẩy gà, vịt ra sát vào thành lồng. Các núm cao su quay nhanh sẽ ma sát mạnh với lông, khiến chúng bong ra khỏi da.
- Nước được phun ra từ ống ren nước làm giảm nhiệt độ trong lồng, tránh da gia cầm bị bong tróc.
- Phần lông đã nhổ sẽ rơi xuống đáy lồng và được nước cuốn theo ra bên ngoài.
3. Bật mí cách sử dụng máy làm lông gà vịt an toàn, hiệu quả
Để đảm bảo máy làm lông gà, vịt diễn ra ổn định, hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây:
3.1. Khi lắp đặt
Chọn vị trí đặt máy: Nên đặt thiết bị ở nơi bằng phẳng, thoáng đãng, gần nguồn điện để dễ dàng vận hành và bảo dưỡng. Tuyệt đối không đặt gần nguồn nhiệt và các chất cháy nổ gây nguy cơ hiểm họa tiềm tàng.
Kiểm tra nguồn điện: Nên kiểm tra kỹ nguồn điện trước khi kết nối với máy, đảm bảo điện áp phù hợp với các thông số kỹ thuật của thiết bị.
Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước: Đảm bảo đường ống, vòi phun và nước chảy đều, không bị rò gỉ.
Lắp đặt theo hướng dẫn: Kiểm tra và siết chặt các mối nối, ốc vít và lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp.
3.2. Khi sử dụng
Chuẩn bị gà, vịt: Cần nhúng gia cầm qua nước sôi để làm mềm lông và dễ dàng tách lông ra khỏi da.
Khởi động máy: Bật công tắc và đợi máy hoạt động ổn định trước khi cho gà vào.
Số lượng gia cầm: Chỉ nên cho đúng số lượng gà, vịt vào theo công suất của máy, tránh cho quá nhiều gây trở ngại khi máy vận hành và chất lượng không được đảm bảo.
Tắt máy: Sau khi sử dụng xong, tắt công tắc nguồn và chờ máy dừng hẳn mới lấy thành phẩm ra.
3.3. Sau khi sử dụng
Vệ sinh máy: Sau khi sử dụng xong, cần loại bỏ hoàn toàn lông và vệ sinh sạch sẽ, tránh để các chất bẩn bám trên máy.
Bảo dưỡng định kỳ: Thường xuyên bôi trơn các bộ phận chuyển động, kiểm tra các núm cao su, lồng máy, hệ thống cấp nước và các bộ phận khác xem có bị hư hỏng hay không. Nếu có phát hiện hỏng hóc cần kịp thời sửa chữa hoặc thay thế tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
4. Địa chỉ mua máy đánh lông gà uy tín, chất lượng cao
Nếu như quý khách hàng đang muốn tìm mua sản phẩm máy vặt lông gà uy tín, chất lượng thì Quang Huy Plaza chắc chắn là một địa chỉ không thể bỏ qua. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối các thiết bị bếp công nghiệp, Quang Huy Plaza đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường.
Các sản phẩm tại đây đa dạng về mẫu mã, kích thước, công suất, phù hợp với nhu cầu của từng cơ sở. Thiết bị chính hãng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu cao cấp, đảm bảo độ bền và chất lượng.
Quang Huy cam kết cung cấp các sản phẩm với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường, cùng đó là nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn giúp khách hàng có thể sở hữu thiết bị một cách tiết kiệm chi phí nhất.
Ngoài ra, khi mua hàng tại đây, khách hàng còn được hưởng chế độ bảo hành, hậu mãi uy tín, chuyên nghiệp và chu đáo.
Qua bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cấu tạo máy vặt lông gà và nguyên lý hoạt động của thiết bị. Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm hữu ích này.