Nguyên lý, cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp và Cách dùng hiệu quả
Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp tuy đơn giản nhưng không phải chuyện mà ai cũng biết. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm này thì hãy bỏ chút thời gian để tham khảo bài viết sau. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo và lợi ích sản phẩm, từ đó, đưa ra quyết định chọn mua tối ưu, tiết kiệm chi phí.
Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp như thế nào? – 10 Chi tiết quan trọng
Cách đơn giản nhất để khám phá cấu tạo tủ cơm, đó là nhìn theo tuần tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới. Theo đó mà bản thân có thể nhận biết được các chi tiết cấu thành sản phẩm như sau:
Thành tủ
Thành tủ được chế tạo từ inox cao cấp, có vẻ ngoài sáng bóng cùng độ bền bỉ vượt trội. Chống oxy hóa, chống móp méo hiệu quả giúp “diện mạo” chiếc tủ được duy trì tới hơn 10 năm.
Ngoài hình thức bên ngoài, bộ phận còn gây ấn tượng bởi kết cấu chắc chắn, an toàn. Cấu thành tủ gồm 3 lớp: 2 lớp inox đan xen 1 lớp bảo ôn cách nhiệt, giúp tủ vừa đẹp, vừa giữ và cách nhiệt hoàn hảo. Từ đó, giúp làm chín thực phẩm nhanh chóng, không gây bỏng nhiệt cho người dùng khi chạm vào.
Cửa tủ
Tùy theo kích cỡ tủ mà thiết bị sẽ được trang bị từ 1 – 2 cánh cửa. Mỗi cánh đều có tay cầm bọc nhựa cách nhiệt giúp người dùng thao tác an toàn, không bị bỏng. Ngoài ra, trên cửa tủ còn có một đồng hồ đo áp. Chi tiết nhỏ giúp hiển thị áp suất trong khoang. Nhờ đó, người dùng có thể chọn lúc mở tủ phù hợp, tránh bị bỏng hơi,…
Bảng điều khiển
Dòng tủ tân tiến thường được trang bị bảng điều khiển nhằm giúp người dùng theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị dễ dàng. Đồng thời, đưa ra những điều chỉnh phù hợp để đạt được thành phẩm, chi phí tiêu hao như mong muốn.
Bảng điều khiển thường gồm: 2 đèn báo (xanh – báo hoạt động, đỏ – báo nguồn), 1 núm xoay chỉnh nhiệt và 1 núm xoay chỉnh thời gian. Các chi tiết đều khá dễ dùng, dễ nhớ nên không đòi hỏi khả năng nhạy bén với công nghệ.
Khoang tủ và khay cơm
Khoang tủ tương đối rộng, được bố trí các rãnh G, giúp đặt để nhiều khay hấp khác nhau. Khoảng cách giữa các khay thay đổi linh hoạt, tối thiểu là 8 – 10cm, mang lại khả năng chế biến hoàn hảo cho nhiều món ăn.
Đặc biệt hơn, để gia tăng hiệu quả cho việc chế biến từng món cụ thể, NSX đã thiết kế 2 loại khay đựng thực phẩm khác nhau: Khay liền và khay lỗ.
- Khay liền: Thường để đựng những món nấu, luộc,… cần nước đi kèm để thúc đẩy quá trình chín.
- Khay lỗ: Thường phục vụ cho những món hấp, không cần cấp nước đi kèm.
Khoang chứa nước
Đây chính là chi tiết quan trọng giúp tạo nên khả năng hấp cách thủy của thiết bị. Bộ phận nằm ngay dưới khoang hấp với dung tích chứa lên tới 15L. Trang bị thêm các phụ kiện phao chống tràn, van xả tự động,… giúp người dùng không cần cấp nước thủ công. Thay vào đó, hệ thống sẽ tự động cấp nước để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, không chập cháy.
Hệ thống gia nhiệt
Chi tiết được lắp đặt ngay trong khoang chứa nước, giúp thúc đẩy quá trình làm nước bốc hơi diễn ra hiệu quả hơn. Bộ phận chuyển hóa nhiên liệu thành nhiệt lượng, rồi truyền trực tiếp vào nước. Theo đó, tốc độ làm nóng và lượng nhiên liệu tiêu hao sẽ được tối ưu một cách đáng kể.
Van xả đáy
Bạn có từng thắc mắc một chiếc tủ to như vậy thì lấy nước thải ra ngoài kiểu gì không? Không cần lo bởi đã có một chiếc van xả đáy với cách đóng/mở cực kỳ đơn giản. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng tháo nước hoặc tạo không giao kín an toàn để đảm bảo quá trình nấu hấp diễn ra hiệu quả, tốn ít công sức nhất.
Bánh xe
Là dòng thiết bị bếp công nghiệp nên trọng lượng của tủ không hề nhẹ. Vậy nên, NSX đã lắp đặt thêm hệ thống bánh xe để hỗ trợ khả năng dịch chuyển cho thiết bị. Chỉ cần vịn vào thành tủ và điều khiển theo hướng mong muốn, như vậy, nó sẽ tự động dịch chuyển mà không cần nhiều công sức.
Dùng tủ nấu cơm công nghiệp thế nào cho hiệu quả?
Lưu ý một số điểm sau trong quá trình sử dụng thiết bị giúp tối ưu chi phí lẫn thời gian làm việc.
- Phân bổ nguyên liệu
Trước khi nấu, bạn cần sơ chế thực phẩm rồi cho nó vào khay theo định lượng phù hợp (từ 3 – 3,5kg). Sau đó, sắp xếp các khay ở khoảng cách phù hợp rồi đóng chặt tủ lại.
- Thiết lập chế độ nấu
Tùy vào loại thực phẩm, bạn cần chọn thời gian nấu phù hợp. Thông thường, nấu cơm sẽ dao động trong khoảng thời gian từ 45 – 60 phút. Thời gian hấp chín một số loại thực phẩm khác có thể kể đến như: Giò chả (55 – 65 phút), Gà (45 – 60 phút), Bánh bao (10 – 15 phút),…
Đối với tủ có khả năng hẹn giờ, sau thời gian setup, tủ sẽ tự động ngắt. Tuy nhiên, với loại không có tính năng này, bạn cần canh giờ chuẩn để lấy thành phẩm đúng lúc. Tránh mở khi thực phẩm chưa chín khiến nhiệt thất thoát ra bên ngoài.
- Lấy thành phẩm
Sau khi thực phẩm đã chín, không nên mở cửa ngay lập tức để lấy thành phẩm. Thay vào đó, hãy mở hé để hơi thoát ra từ từ, chờ khoảng 5 – 10 phút để áp suất trong tủ được giảm xuống. Khi đó, lấy thành phẩm ra ngoài sẽ an toàn hơn.
Tìm hiểu cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp giúp bạn khai thác, sử dụng công cụ hiệu quả, an toàn hơn. Từ đó, đạt được những kết quả tích cực trong việc kinh doanh của mình. Nếu có nhu cầu tìm mua sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline: 09666.23.666 để nhận tư vấn và báo giá chi tiết.