Gói bánh chưng ngâm gạo mấy tiếng dẻo ngon, đúng chuẩn
Bánh chưng ngon là thành phẩm có độ chín vừa tới, bóc bánh sẽ thấy độ dẻo và thơm khi ăn. Đặc biệt, có nhiều người lại cực kỳ thích ăn phần vỏ ngoài bánh chưng vì màu xanh đẹp mắt, dai dẻo từ gạo được chế biến kỹ trong quy trình làm bánh. Thế nhưng ít ai biết được rằng, để bánh có độ chắc mà vẫn lên chuẩn màu và đạt độ dẻo hoàn hảo thì bước ngâm gạo cần phải được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận. Vậy gói bánh chưng ngâm gạo mấy tiếng là đủ? Vũ Sơn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây.
Tại sao phải ngâm gạo trước khi gói bánh chưng?
Ngâm gạo trước khi gói bánh chưng là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình làm bánh. Quá trình này giúp gạo mềm hơn, có độ ẩm đều, dễ dàng nở khi luộc và giúp bánh có chất lượng tốt hơn. Ngâm gạo trước sẽ giúp bánh chưng nhanh chín và tiết kiệm thời gian, công sức, nhất là khi cần luộc bánh với số lượng lớn.
Việc ngâm gạo cùng với các nguyên liệu tạo màu như lá dứa, lá riềng sẽ giúp bánh có màu xanh đẹp mắt. Ngoài ra, trong quá trình ngâm cũng sẽ giúp loại bỏ một phần acid phytic và tannin, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và trung hòa các chất gây ức chế enzyme trong gạo. Từ đó giúp bánh dễ tiêu hóa khi ăn và tốt cho sức khỏe hơn.
Gói bánh chưng ngâm gạo mấy tiếng là đủ?
Việc xác định thời gian ngâm gạo chuẩn sẽ quyết định chất lượng bánh chưng của bạn. Vậy gói bánh chưng ngâm gạo mấy tiếng là đủ? Thời gian ngâm gạo sẽ khác nhau tùy vào loại gạo và cách ngâm:
- Nếu ngâm bằng nước lạnh thì thời gian chuẩn sẽ là từ 6 – 8 tiếng thì gạo sẽ nở đều và thấm nước.
- Trường hợp ngâm gạo bằng nước ấm thì thời gian sẽ ngắn hơn, chỉ từ 3 – 4 tiếng. Cách này sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Sau khi đã ngâm gạo với nước xong thì bạn cần đãi lại gạo cho sạch và trộn một chút muối để gạo thấm vị, tăng hương vị cho bánh chưng.
Hướng dẫn ngâm gạo gói bánh chưng chuẩn theo từng bước
Để có được thành phẩm thơm dẻo, bánh chưng xanh chuẩn vị thì bạn có thể tham khảo cách ngâm gạo gói bánh chưng theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Ngâm gạo
Gạo nếp sau khi mua về bạn cần vo sạch, nhặt hết những hạt sạn đen còn sót lại. Tiếp theo bạn đổ gạo vào chậu lớn và thêm nước theo tỷ lệ 5:1 (nước: gạo) để gạo luôn ngập nước. Ngoài ra có thể bỏ thêm một chút muối hột vào nước ngâm để làm tăng hương vị cho gạo. Quy trình ngâm từ 6 – 8 tiếng với nước lạnh, hoặc 3 – 4 tiếng với nước ấm. Sau khi ngâm xong thì bạn tiếp tục đãi gạo qua một lần nước sạch để giảm độ chua rồi để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu còn lại
Ngoài gạo nếp, các nguyên liệu khác cũng cần chuẩn bị như:
- Đỗ xanh cần đãi vo sạch rồi ngâm với nước từ 2 – 3 tiếng để nở mềm, sau đó trộn với chút muối để tăng gia vị.
- Thịt ba chỉ rửa sạch và thái miếng dày vừa phải, sau đó bạn ướp cùng các gia vị như hành, tiêu, nước mắm trong 30 phút.
- Lá dong cần rửa sạch, lau khô và lạt chẻ nhỏ để dễ dàng buộc bánh.
Bước 3: Gói bánh chưng
Khi các nguyên liệu đã sẵn sàng thì bạn đặt khuôn bánh lên một cái mâm sạch. Sau đó thì xếp lá dong vào khuôn và cho lần lượt gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ và thêm một lớp gạo nếp lên trên cùng. Tiếp đến là gấp lá dong lại và buộc chặt bằng dây lạt để giữ hình dáng bánh.
Bước 4: Luộc bánh
Đặt các lá dong còn thừa vào nồi nấu bánh chưng điện hoặc nồi nhôm để lót đáy trước khi xếp bánh vào. Sau đó bạn đổ nước ngập bánh và bắt đầu đun sôi. Nếu sử dụng nồi luộc bằng điện thì thời gian luộc từ 5 – 6 tiếng. Với nồi nhôm truyền thống thì thời gian luộc sẽ lâu hơn, từ 8 – 10 tiếng. Trong quá trình nấu bạn cần đảm bảo nước luôn ngập bánh trong để bánh chín đều.
Bí quyết ngâm gạo nhanh, tránh bị chua
Để tiết kiệm thời gian và tránh để gạo bị chua thì bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây:
- Khi ngâm gạo với nước sạch thì bạn có thể bỏ thêm một chút muối để gạo thấm vị, ngăn chặn quá trình lên men làm gạo bị chua. Bên cạnh đó thể nhỏ chút chanh, giấm để kích thích phân rã phytic acid nhanh và nhiều hơn.
- Để gạo không bị chua, bạn nên thay nước ngâm 1 – 2 lần trong quá trình ngâm, đặc biệt là khi ngâm trong thời gian dài.
- Có thể trộn nước lá dứa hoặc nước củ riềng vào nước ngâm để tạo màu xanh tự nhiên cho gạo.
- Khi ngâm gạo cần chú ý tỉ lệ nước khi ngâm là 5:1 để gạo luôn ngập nước, hút nước liên tục mà không bị cạn nước trong chậu.
Bằng việc tuân theo các bước ngâm gạo đúng cách, bạn sẽ có những chiếc bánh chưng hoàn hảo với hương vị thơm ngon, mềm dẻo và màu sắc hấp dẫn. Hy vọng bài viết này đã giải đáp rõ ràng câu hỏi “Gói bánh chưng ngâm gạo mấy tiếng?” và cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích để tạo ra những chiếc bánh chưng chất lượng cho dịp lễ Tết.