Hệ thống chữa cháy bếp an toàn trong nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Trong các khu bếp nhà hàng, khách sạn, quán ăn thường xuyên phải sử dụng các thiết bị nấu nướng công suất lớn và hoạt động liên tục có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ. Do đó, việc trang bị một hệ thống chữa cháy bếp hiện đại và hiệu quả không chỉ là đáp ứng các tiêu chuẩn về pháp lý mà còn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho cơ sở kinh doanh, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ tính mạng con người và tài sản khỏi nguy cơ hỏa hoạn.
5 Hệ thống chữa cháy bếp nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Chữa cháy nhà bếp bằng nước
Hệ thống chữa cháy bằng nước là một trong những phương pháp truyền thống và phổ biến nhất. Các vòi phun nước được sử dụng để phun nước trực tiếp lên đám cháy. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ hiệu quả trong việc dập tắt các đám cháy nhỏ, nhưng sẽ hạn chế khi sử dụng trong trường hợp các đám cháy do dầu mỡ, vì nước có thể làm dầu mỡ lan rộng hơn theo dòng chảy của nước, khiến lửa cháy bùng dữ dội hơn.
Hệ thống chữa cháy khí
Hệ thống chữa cháy khí là giải pháp chữa cháy hiệu quả với khu vực chữa cháy đóng kín. Phương pháp chữa cháy này sử dụng các loại khí như FM200, Nitơ, CO2, Novec 1230, Aerosol để làm giảm nồng độ oxy trong không khí hoặc làm mát khu vực cháy, ngăn chặn sự lan rộng của lửa.
Bình chữa cháy, chăn chữa cháy
Bình chữa cháy và chăn chữa cháy là những thiết bị cầm tay, dễ sử dụng và phổ biến trong các nhà bếp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng những vật dụng này, cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hành trước.
Chữa cháy nhà bếp bằng hóa chất chữa cháy
Thường thì các đám cháy trong nhà bếp do nguyên nhân chủ yếu là chảo dầu. Hóa chất chữa cháy sẽ ngăn sự lan rộng và dập tắt lửa nhanh chóng, cắt đứt nguồn cung cấp oxy và không gây ra thiệt hại lớn nào cho khu bếp trong nhà hàng, khách sạn.
Lợi ích của hệ thống chữa cháy bếp
Đảm bảo an toàn tuyệt đối
Hệ thống chữa cháy bếp có thể lắp đặt linh hoạt tại nhiều vị trí khác nhau, giúp phát hiện và dập tắt đám cháy ngay lập tức. Nhờ vào các cảm biến nhạy bén và các thiết bị tự động kích hoạt, hệ thống này giúp ngăn chặn cháy lan rộng và giảm thiểu nguy cơ tai nạn, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Bảo vệ hiệu quả
Sử dụng hệ thống chữa cháy bếp không chỉ giúp dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, mà còn giảm thiểu thiệt hại cho cơ sở vật chất và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.
Không gây hại cho môi trường
Hệ thống chữa cháy bếp hiện đại sử dụng các loại khí và hóa chất thân thiện với môi trường, không gây hại cho tầng ozone và không để lại dư lượng gây ô nhiễm sau khi sử dụng.
Tiết kiệm chi phí sau chữa cháy
Với khả năng dập tắt lửa nhanh chóng và hạn chế tối đa tổn thất, lắp đặt hệ thống chữa cháy bếp từ đầu sẽ giúp chủ kinh doanh không phải chi trả nhiều cho việc sửa chữa và thay thế thiết bị sau khi xảy ra cháy. Đồng thời giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động kinh doanh, giúp tiết kiệm chi phí vận hành tổng thể.
4 thiết bị quan trọng trong hệ thống chữa cháy bếp
Bình chứa hóa chất chữa cháy
Bình chứa hóa chất chữa cháy là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống chữa cháy bếp. Trong bình có chứa các loại hóa chất chuyên dụng như bột chữa cháy, bộ phận khí đẩy để dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đầu báo cháy để nhận biết hỏa hoạn
Đầu báo cháy là thiết bị điện tử tích hợp cảm biến bên trong, đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết sớm các dấu hiệu hỏa hoạn. Các đầu báo cháy có thể phát hiện khói, nhiệt độ hoặc khí gas,… Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bộ phận này sẽ kích hoạt hệ thống cảnh báo và bắt đầu quy trình chữa cháy.
Bộ phận điều khiển phun xả hóa chất
Bộ phận điều khiển phun xả hóa chất là trung tâm điều hành của hệ thống chữa cháy, gốm có hệ thống dây cáp thép không gỉ, cầu chì, bộ kích A+ control head và nút xả hóa chất bằng tay. Khi nhận tín hiệu từ đầu báo cháy, bộ phận này sẽ kích hoạt quá trình phun xả hóa chất từ bình chứa thông qua các vòi phun.
Bộ phận xả
Bộ phận xả bao gồm các đầu phun, ống dẫn hóa chất và vòi chữa cháy. Bộ phận xả được thiết kế và lắp đặt tại vị trí thích hợp để tối ưu hóa việc dập tắt lửa, đồng thời giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến các thiết bị và hoạt động trong bếp.
Cơ chế chữa cháy của hệ thống chữa cháy nhà bếp
Hệ thống chữa cháy nhà bếp khi phát hiện dấu hiệu cháy sẽ kích hoạt hoạt báo động âm thanh và ánh sáng để cảnh báo nhân viên và khách hàng trong khu vực. Sau khi báo động, hệ thống sẽ tự động kích hoạt các đầu phun chữa cháy để phun chất chống cháy có độ pH thấp vào khu vực được bảo vệ như bề mặt bếp, khu vực thông gió,…
Chất lỏng được phun lên đám cháy sẽ làm mát bề mặt dầu mỡ, ngăn chặn sự cung cấp oxy tránh để lửa lan rộng. Sau khi phản ứng lại với dầu mỡ nóng sẽ tạo thành một lớp bọt giống bọt xà phòng giúp cách nhiệt dầu mỡ nóng và oxy, nhờ đó dập tắt lửa nhanh chóng.
Vị trí lắp đặt hệ thống chữa cháy trong bếp
Hệ thống chữa cháy bếp được sử dụng để bảo vệ các thiết bị công nghiệp công suất lớn như bếp nấu, lò nướng, nồi chiên,… Vì vậy nên chúng thường được lắp đặt tại các vị trí bên trong máy hút mùi phía trên bếp, hoặc vị trí ở gần bếp. Thiết bị này có kích thước nhỏ gọn nên sẽ không chiếm nhiều diện tích. Do vậy kể cả không gian bếp chật hẹp thì vẫn có thể sử dụng được hệ thống bếp chữa cháy.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bếp
Hệ thống chữa cháy bếp được sử dụng với 2 chế độ chính: chế bộ tự động và chế độ kích hoạt bằng tay.
- Chế độ tự động: Hoạt động bằng cách khi nhiệt độ trong các chụp nút tăng cao sẽ làm nóng chảy các đầu dò . Khi một đầu dò nhiệt bị bị đứt sẽ kích hoạt mở van đầu bình hóa chất trong hệ thống chữa cháy. Tiếp theo hóa chất sẽ được phun xả ra ngoài theo các ống dẫn đến các đầu phun, sau bao phủ các vật dụng cần bảo vệ và dập tắt đám cháy.
- Kích hoạt bằng tay: Thay vì đợi hệ thống tự kích hoạt, người phát hiện ra đám cháy sẽ nhanh chóng nhấn nút xả hóa chất bằng tay để ngăn lửa lan rộng, tránh gây nhiều thiệt hại về tài sản.
Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy nhà bếp
Dựa theo tiêu chuẩn NFPA 17A: 2002, thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy nhà bếp cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa:
- Tất cả các thành phần hệ thống phải được liệt kê, dán nhãn và cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Hệ thống chữa cháy đạt tiêu chuẩn UL300, có khả năng dập tắt các đám cháy dầu mỡ.
- Thiết bị nấu nướng, máy hút mùi, ống xả nhánh được kết nối trực tiếp với máy hút mùi cần được bảo vệ từ hệ thống chữa cháy.
- Các vòi phun dùng để bảo vệ nồi chiên cần phải kiểm tra theo tiêu chuẩn UL199E.
- Đường ống và ống xả làm từ những vật liệu phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.
- Hệ thống dây điện và thiết bị lắp đặt theo tiêu chuẩn NFPA 70: 2008
- Vị trí đặt bình chứa hóa chất chữa cháy nên đặt tại nơi có dễ kiểm tra, bảo trì.
- Bình chứa hóa chất nên bố trí tại những nơi thích hợp để sớm phát hiện nguy hiểm
- i phun hóa chất chữa cháy phải làm từ vật liệu chống cháy, không bị ăn mòn và đánh dấu rõ ràng để dễ nhận diện.
- Hệ thống chữa cháy bếp phải được kích hoạt bằng cả 2 cách thủ công và tự động.
- Thiết bị kích hoạt hệ thống chữa cháy thủ công nên đặt gần cửa ra vào khu vực nhà bếp.
- Lệnh thao tác phải được cung cấp cho van thủ công.
- Quá trình cung cấp nhiên liệu/điện cho các thiết bị bếp cần thực hiện thủ công.
- Trong mỗi ống xả phải được lắp đặt ít nhất một đầu dò nhiệt.
Đầu tư vào một hệ thống chữa cháy bếp chuyên nghiệp không chỉ bảo vệ tài sản, con người mà còn xây dựng lòng tin và sự an tâm cho khách hàng và nhân viên. Góp phần tạo nên một môi trường làm việc và kinh doanh an toàn, bền vững.