Không nhất thiết cứ phải món mặn mới đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thay vào đó, xu hướng ăn chay đang ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ăn uống lành mạnh, thanh đạm của nhiều người. Nắm được tiềm năng phát triển của món ăn này, nhiều chủ đầu tư muốn mở nhà hàng chay nhưng vẫn đang loay hoay vì chưa biết bắt đầu từ đâu. Để hạn chế những rủi ro trong hành trình đầu tư và kinh doanh, hãy tham khảo những kinh nghiệm mở nhà hàng chay ngay sau đây.
Xu hướng mở nhà hàng ăn chay ngày càng mở rộng
Nếu như ngày xưa, người ta nghĩ việc ăn chay chỉ dành cho người đi tu thì ngày nay, các món chay lại càng có sức hấp dẫn và dễ dàng thu hút thực khách nhờ sự đa dạng trong cách chế biến và hình thức bắt mắt, chẳng kém cạnh các món mặn thường ngày. Với những người chưa từng ăn, họ sẽ nghĩ việc ăn chay sẽ khó vì dễ gây nhàm chán. Nhưng thực chất thì cách chế biến các món chay đã được đổi mới và sáng tạo hơn rất nhiều, có thể đáp ứng mọi khẩu vị và sở thích của người ăn.
Đặc biệt, khi mà thời đại bây giờ chế độ uống khoa học để giảm cân, giữ dáng và bảo vệ sức khỏe ngày càng được chú trọng, người ta tìm đến phương pháp ăn chay nhiều hơn để duy trì vóc dáng, thể trạng cơ thể. Theo thống kê, có khoảng 10% người Việt Nam thường xuyên ăn chay vì họ ý thức được tình trạng sức khỏe của bản thân và môi trường sống. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành F&B tại Việt Nam, nó cho thấy rằng nhu cầu về các món ăn chay đang tăng trưởng đồng đều và ổn định.
Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở nhà hàng chay
Để mở một nhà hàng chay, chủ kinh doanh cần chuẩn bị vốn đầu tư từ 1 – 2 tỉ để chi trả cho các loại chi phí như:
Chi phí cố định
Tiền thuê mặt bằng
Giá thuê mặt bằng để mở nhà hàng chay có sự chênh lệch tùy thuộc vào vị trí và địa điểm kinh doanh. Để dễ tiếp cận và thu hút khách hàng, chủ kinh doanh nên chọn khu vực đông người như trung tâm thương mại, các khu đô thị lớn,…
Tiền thuê mặt bằng tại những vị trí đắc địa như vậy sẽ có mức giá từ 40 – 50 triệu/tháng. Còn nếu chỉ mở một nhà hàng chay nhỏ, xa trung tâm thì giá sẽ thấp hơn, dao động từ 5 – 15 triệu/tháng. Tùy vào vốn đầu tư ban đầu để chủ kinh doanh quyết định khu vực thuê.
Trang trí nhà hàng và đầu tư trang thiết bị
Vốn đầu tư cũng sẽ được dùng để trang trí nhà hàng và sắm sửa trang thiết bị như: bát đĩa, thìa đũa, bàn ghế, điều hòa, quạt,…. Đặc biệt là các thiết bị quan trọng trong hệ thống bếp nhà hàng như: bếp nấu, tủ lạnh, tủ đông, giá kệ inox… để lưu trữ nguyên liệu và thực phầm. Tổng chi phí cho mục này bạn sẽ cần đầu tư từ 300 – 500 triệu.
Phần mềm quản lý
Kinh nghiệm mở nhà hàng chay đảm bảo vận hành trơn tru mà các chủ kinh doanh đều áp dụng hiện nay đó là sử dụng phần mềm quản lý. Thường thì mức giá để chi trả cho phần mềm quản lý sẽ phụ thuộc vào hình thức sử dụng theo tháng/quý/năm, dao động từ 500.000đ – 6.000.000đ.
Chi phí không cố định
Chi phí chi trả cho nhân viên
Nhân viên trong nhà hàng chay gồm: đầu bếp, thu ngân, phục vụ, nhân viên vệ sinh,… Số lượng nhân viên đông sẽ phục vụ chu đáo hơn vào những ngày đông khách. Chi phí để trả cho nhân viên bao gồm: tiền lương, các khoản thưởng, bảo hiểm, tiền làm thêm,… Tùy vào từng vị trí mà mức lương trả sẽ khác nhau. Vốn đầu tư để chủ kinh doanh dùng cho khoản này sẽ dao động từ 200 – 300 triệu mỗi tháng.
Tiền mua nguyên liệu
Nguyên liệu làm đồ chay có giá rẻ hơn so với các món mặn nên chủ kinh doanh cần xác định rõ các món ăn muốn bán, sau đó lên kế hoạch chi tiết để mua nguyên liệu phù hợp. Ngoài ra cũng cần tính thêm các khoản mua gia vị, nước sốt, hoa quả tráng miệng cho khách,… Chi phí mua nguyên liệu mà chủ kinh doanh cần đầu tư sẽ là 200 – 300 triệu.
Tiền điện nước
Chi phí điện nước phải trả hàng tháng trong nhà hàng chay tùy thuộc vào việc nhà hàng sử dụng nhiều hay ít. Đặc biệt là những vào ngày hè nóng nực thì khoản phí này có thể sẽ tăng, trung bình số tiền điện nước mỗi tháng chủ kinh doanh sẽ phải trả từ 3 – 10 triệu.
Chạy quảng cáo, marketing cho nhà hàng
Chi phí chạy quảng cáo trên Website, Facebook sẽ nằm trong khoảng 100 – 200 triệu, tùy theo từng đợt quảng bá. Ví dụ như khi mới mở nhà hàng chay sẽ cần chạy quảng cáo liên tục để tiếp cận và dễ thu hút khách hàng hơn. Hoặc chạy quảng cáo vào các ngày nghỉ như lễ, tết,… thì chi phí cũng sẽ tăng.
Kinh nghiệm mở nhà hàng chay “quý báu” cho người mới
Lựa chọn vị trí kinh doanh nhà hàng chay
Để tiếp cận được nhiều khách hơn thì việc lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi chính là kinh nghiệm mở nhà hàng chay quan trọng mà người chủ cần lưu tâm. Thường thì những vị trí đắc địa như mặt đường các tuyến phố lớn, trung tâm thương mại,… là ưu tiên hàng đầu mà chủ kinh doanh nên lựa chọn. Nhờ không gian rộng rãi và thoáng đãng, dễ tìm nên khách qua đường rất dễ bị thu hút, khách ở xa có thể tìm kiếm dễ dàng mà sẽ không mất nhiều thời gian.
Thu hút khách bằng cách trang trí đẹp mắt
Một nhà hàng chay được trang trí đẹp mắt, màu sắc ấn tượng cùng hình ảnh món ăn hấp dẫn chính là yếu tố kích thích thị giác của khách hàng, gợi sự tò mò và có thể thôi thúc khách ghé vào thử món. Tuy nhiên, tránh trang trí quá rườm rà hay nhiều màu sắc nổi bật vì rất có thể sẽ gây hiệu ứng ngược, khiến người nhìn cảm thấy rối mắt và khó chịu. Mà thường thì thực khách đến ăn chay luôn cần không gian thoáng đãng, yên tĩnh để thưởng thức món ăn.
Xây dựng thực đơn đa dạng
Xây dựng menu đa dạng, nhiều món ăn hấp dẫn sẽ là bí quyết giúp nhà hàng chay tạo ấn tượng với người dùng bữa, là cơ hội để khách suy nghĩ quay lại thưởng thức vào những lần tới. Chủ kinh doanh nên nghiên cứu rõ ràng và chi tiết về ẩm thực chay để hiểu thị hiếu của khách, sau đó lựa chọn các món ăn phù hợp với nguồn vốn đầu tư và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp như: buffet chay, đồ chay theo set, lẩu chay,…
Traning nhân viên, nâng cao chất lượng phục vụ
Nhân viên phục vụ chu đáo, tận tâm không chỉ tạo sự hài lòng cho khách hàng mà còn xây dựng tính chuyên nghiệp, hiện đại cho nhà hàng chay. Chủ kinh doanh ngoài đào tạo nhân viên về thái độ, cách ứng xử, phục vụ,… mà còn cần hiểu rõ về ẩm thực chay, nắm chắc về những lợi ích mà thực phẩm này mang lại, từ đó dễ dàng định hướng để khách gọi món ăn phù hợp.
Lên kế hoạch marketing chi tiết
Lập kế hoạch marketing chi tiết cho nhà hàng chay chính là bước quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu đến với khách hàng. Để xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả, chủ kinh doanh cần hiểu rõ về loại hình kinh doanh, đối tượng khách tiềm năng cùng điểm đặc biệt của doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu tạo được dấu ấn trong lòng khách mới thực sự khẳng định được sự thành công từ kế hoạch marketing.
Kết luận
Mở nhà hàng chay không chỉ là một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng mà còn là một cách góp phần vào phong trào sống lành mạnh và bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm mở nhà hàng chay được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện và những bước chuẩn bị cần thiết để khởi đầu hành trình kinh doanh một cách thành công.