Một trong những loại hình kinh doanh được nhiều người quan tâm hiện nay là việc mở nhà hàng lẩu nướng. Đây được xem là một mô hình kinh doanh hứa hẹn với lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi tham gia vào mô hình này. Nếu bạn đang cân nhắc hay có ý định đầu tư thì nhất định không thể bỏ qua những kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng mà Vũ Sơn chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Vì sao kinh doanh nhà hàng lẩu nướng trở nên Hot?
Ngày nay, không khó để chúng ta bắt gặp các nhà hàng lẩu nướng rộng rãi, tiện nghi xuất hiện trên nhiều khu phố sầm uất. Kinh doanh nhà hàng lẩu nướng đã trở thành một trào lưu “hot” bởi nhiều lý do:
Kết hợp 2 trong 1
Trong cuộc sống hiện đại, khách hàng thường tìm kiếm những bữa ăn nhanh chóng, đa dạng và có tính tương tác. Cùng với đó, nhiều công ty hoặc doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức tiệc lễ hay liên hoan, sinh nhật,… cho nhân viên thì việc tổ chức ngoài hàng với không gian rộng rãi, thoáng đãng luôn là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, nhà hàng lẩu nướng đáp ứng được tất cả những yếu tố này và được xem là một lựa chọn phù hợp với lối sống hiện đại.
Nguyên liệu phong phú, đa dạng
Lẩu nướng có thể được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như thịt, hải sản, rau củ, nấm… Vì vậy mà menu, thực đơn sẽ đa dạng và phong phú hơn, cho phép khách hàng thỏa sức lựa chọn và tùy chỉnh theo sở thích.
Đối tượng khách đa dạng
Các nhà hàng lẩu nướng định hướng phục vụ đối tượng chủ yếu là giới trẻ, sinh viên, dân văn phòng,…. Nhóm khách này có thu nhập phù hợp với mức giá của nhà hàng và thường tìm kiếm các sự thay đổi ẩm thực hàng ngày.
Thu hồi vốn nhanh
Mở nhà hàng lẩu nướng là hướng kinh doanh được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi nó đem lại lợi nhuận cao, sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư. Nhiều chủ quán chia sẻ kinh doanh nhà hàng lẩu nướng có thể thu đến trăm triệu đồng mỗi tháng.
Những mô hình nhà hàng lẩu nướng được áp dụng phổ biến
Các quán lẩu nướng thường áp dụng hai hình thức kinh doanh chính là gọi món và buffet. Mỗi hình thức sẽ có cách vận hành, quy trình phục vụ và mức giá menu riêng biệt:
- Buffet lẩu nướng: Mô hình buffet lẩu nướng cho phép khách hàng thưởng thức đa dạng món ăn mà chỉ cần thanh toán một khoản tiền cố định cho mỗi người. Quầy đồ ăn sẽ được bày biện đa dạng các món để khách hàng tự phục vụ hoặc nhà hàng sẽ cung cấp các combo buffet để phục vụ khách. Đây cũng là mô hình lẩu nướng được đa phần khách hàng ưa chuộng vì họ có thể thoải mái chọn những món mình thích, đồng thời có thể thử nhiều món khác nhau mà không cần phải trả thêm tiền.
- Quán lẩu nướng truyền thống: Trong mô hình này, các món ăn sẽ được khách gọi ra và có mức giá riêng biệt. Khách hàng sẽ thanh toán dựa trên số lượng và giá của mỗi món ăn mà họ đặt.
Ngoài ra còn có mô hình nướng không khói. Mô hình này sử dụng hệ thống bếp nướng không tạo khói, sử dụng than hoặc gas và kết hợp với hệ thống hút khói đồng bộ. Đây là một lựa chọn ngày càng được ưa chuộng bởi tính an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khách hàng cũng cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ này. Chính vì vậy kinh doanh mô hình quán lẩu nướng không khói có thể giúp chủ đầu tư thu lại lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, các nhà hàng lẩu nướng cũng có sự đa dạng trong các định hình phong cách như: Nhà hàng lẩu nướng bình dân, quán nướng theo phong cách Hàn Quốc hay quán nướng theo kiểu Nhật Bản. Do đó, việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên điều kiện tài chính hiện có và đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
Nắm vững kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng
Chuẩn bị vốn kinh doanh
Chi phí mở quán lẩu nướng là một yếu tố hàng đầu được các nhà đầu tư quan tâm. Việc tính toán nguồn vốn đầu một cách chính xác là một trong những bí quyết quan trọng để thành công trong kinh doanh nhà hàng lẩu nướng. Đối với các quán nướng không khói, thường đòi hỏi một mặt bằng rộng hoặc có nhiều tầng. Tùy thuộc vào quy mô và mô hình quán lẩu nướng mà bạn lựa chọn, việc tính toán chi phí cần thiết sẽ thay đổi.
Các loại chi phí mở quán lẩu nướng cơ bản bao gồm:
– Chi phí thuê mặt bằng: Chiếm khoảng 20 – 30% tổng chi phí đầu tư. Giá thuê mặt bằng tùy thuộc vào địa điểm, vị trí.
– Chi phí sửa chữa và setup nhà hàng lẩu nướng: Sau khi đã thuê được mặt bằng, bạn cần bỏ ra khoảng 60 – 100 triệu đồng để sửa chữa lại không gian để phù hợp với phong cách kinh doanh.
– Chi phí mua sắm nội thất và trang thiết bị: Bao gồm bàn ghế, thiết bị nhà bếp, dụng cụ ăn uống, thiết bị hỗ trợ bán hàng,… Bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 100 – 200 triệu đồng cho hạng mục này.
– Chi phí nhân sự: Dao động từ 10 – 15% tổng chi phí đầu tư. Chi phí này sẽ dành cho việc thuê nhân viên để phục vụ khách hàng, từ nhân viên thu ngân, phục vụ, bảo vệ đến đầu bếp, phụ bếp,…
– Chi phí cho nguyên vật liệu: Chi phí này sẽ phụ thuộc vào thực đơn của nhà hàng.
– Chi phí marketing: Thường thì chi phí đầu tư cho marketing để quảng bá nhà hàng sẽ tốn kém hơn, chiếm khoảng 10 – 15% tổng chi phí đầu tư.
– Chi phí duy trì và dự phòng: Bạn cần chuẩn bị một khoản vốn dự phòng khoảng 10% vốn đầu tư ban đầu để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu, cũng như các chi phí phát sinh khác.
Setup, trang trí không gian
Không gian nhà hàng lẩu nướng cũng góp một phần quyết định đến việc thu hút và tạo ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. Không gian quán cần được bố trí sao cho bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng và tạo ra chỗ ngồi thoải mái, cũng như đảm bảo sự thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng. Nên tạo ra không gian riêng tư để thực khách có thể thoải mái thưởng thức bữa ăn của mình. Bạn nên đầu tư các thiết bị hút khói để đảm bảo không gian quán luôn được thông thoáng, sạch sẽ, đồng thời tạo cảm giác dễ chịu cho khách khi ngồi ăn.
Đầu tư trang thiết bị bếp
Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng tiếp theo bạn cần nắm vững chính là đầu tư trang thiết bị bếp. Đầu tư trang bị cho quán lẩu nướng không thể thiếu hệ thống bếp công nghiệp như bếp nướng, nồi lẩu, chảo nướng, vỉ nướng, bàn ghế. Bạn nên chọn những sản phẩm có chất lượng tốt để tránh tình trạng hỏng hóc, hư hại và sử dụng lâu dài hơn.
Menu phong phú, hấp dẫn
Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng để thu hút khách hàng cực kỳ quan trọng chính là có thực đơn rất đa dạng, bao gồm các loại thịt, hải sản để nướng hoặc nấu lẩu, cùng với các món ăn kèm như khoai tây chiên, salad và các món tráng miệng. Quan trọng nhất, trong thực đơn cần có ít nhất một món “best seller” – một món phải thực sự đặc sắc, ngon miệng, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của đa số khách hàng. Tùy thuộc vào mô hình lẩu nướng bạn chọn mà cách trình bày và mức giá cũng sẽ thay đổi.
Xác định mặt bằng mở nhà hàng lẩu nướng
Lựa chọn địa điểm kinh doanh sẽ mang lại lợi thế lớn khi mở nhà hàng lẩu nướng. Các vị trí đẹp như mặt tiền, khu dân cư đông đúc hay gần các trường đại học, văn phòng công ty,… sẽ tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Chi phí thuê mặt bằng cho một nhà hàng lẩu nướng không hề rẻ, vì vậy hãy cân nhắc khả năng tài chính của bạn. Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng cho những chủ đầu tư không đủ vốn đó là không cần phải sở hữu vị trí trên mặt đường, bạn có thể chọn địa điểm trong hẻm, miễn là có cơ sở hạ tầng tốt để tăng khả năng quảng bá, thu hút khách hàng.
Một điểm quan trọng cần lưu ý khi mở quán lẩu nướng là cần có bãi đậu xe đủ rộng và có bảo vệ riêng khi khách đông. Nếu không thể tìm được mặt bằng có bãi đậu xe, bạn cần thảo luận và đạt được thỏa thuận với cộng đồng địa phương để sử dụng bãi đậu xe gần đó. Bên cạnh đó, an ninh trật tự cũng là một vấn đề cần được chú ý khi kinh doanh lẩu nướng.
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon và đảm bảo chất lượng là yếu tố tiên quyết để giữ chân khách hàng. Một số nguyên liệu thường được sử dụng cho món lẩu nướng bao gồm các loại thịt như thịt gà, thịt bò, các loại rau như rau cải, rau muống, và các loại nấm như nấm kim châm, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm mỡ. Lưu ý, sau khi mua về, bạn nên rửa sạch và sơ chế nguyên liệu một cách kỹ lưỡng và có thể ướp gia vị để làm cho món thịt thêm thơm ngon.
Tuyển dụng, đào tạo nhân viên
Dựa theo quy mô của nhà hàng lẩu nướng, bạn hãy cân nhắc khi tuyển số lượng nhân viên hợp lý để tránh lãng phí nhân lực. Các nhân viên từ đầu bếp, nhân viên phục vụ,… cần được đào tạo để đảm bảo sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng chế độ thưởng phạt cùng chính sách, đãi ngộ rõ ràng để tạo sự công bằng trong môi trường làm việc.
Dùng phần mềm quản lý hiệu quả
Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng giúp chủ đầu tư quản lý dễ dàng chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt cho các nhà hàng, quán ăn,… Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp, bạn có thể tìm hiểu để lựa chọn phần mềm hợp lý nhất, giúp bạn dễ dàng theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh tại quán.
Thực hiện chiến dịch quảng bá
Hoạt động quảng bá thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng khi kinh doanh nhà hàng lẩu nướng. Bạn nên xây dựng kế hoạch marketing, quảng bá thương hiệu và chất lượng của quán bằng cách phát tờ rơi, banner giảm giá,… Ngoài ra cũng có thể tiếp cận khách hàng thông qua các kênh online như Facebook, Instargram, Tik Tok bằng cách đăng tải nội dung, hình ảnh bắt mắt để thu hút nhiều khách hơn.
Bài viết trên Vũ Sơn đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng đông khách, tăng doanh thu. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu và nắm rõ những điều kiện cơ bản trong quá trình xây dựng và định hướng kinh doanh nhà hàng lẩu nướng cho mình.