9 Bước luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện ngon nhất
Đã bao giờ bạn thử cách luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện chưa? Đây là phương pháp tiện lợi, tiết kiệm thời gian và dễ thực hiện ngay tại nhà mà ai cũng có thể làm được. Hãy cùng Vũ Sơn vào bếp để khám phá cách làm bánh chưng dẻo thơm, chín đều với chiếc nồi cơm quen thuộc trong bài viết sau nhé!
Vì sao nên dùng nồi cơm điện luộc bánh chưng
Dùng nồi cơm điện luộc bánh chưng mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong các trường hợp đặc biệt hoặc khi không có sẵn các dụng cụ truyền thống như bếp củi hoặc nồi điện lớn. Phương pháp này đặc biệt tiện lợi khi bạn chỉ muốn làm bánh chưng để ăn chơi, không phải cho dịp Tết hoặc cần luộc với số lượng lớn. Nếu bạn chỉ gói từ 1–2 chiếc bánh chưng, nồi cơm điện là giải pháp rất hợp lý.
Với nồi cơm điện, các thao tác được đơn giản hóa. Bạn chỉ cần bật chế độ nấu và thêm nước khi cần, quy trình luộc cũng trở nên dễ dàng hơn cho những người mới lần đầu thử làm bánh chưng tại nhà.
Cách luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện
Bước 1: Vệ sinh nồi cơm điện
Đầu tiên, bạn cần vệ sinh nồi cơm điện sạch sẽ, loại bỏ hết cơm hoặc thức ăn thừa bên trong. Nồi sạch sẽ giúp bánh chưng không bị ám mùi hoặc có tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
Bước 2: Chọn gạo, vo gạo
Bạn nên chọn loại gạo nếp có hạt to đều, không bị gãy. Đặc biệt là chú ý chọn gạo có màu trắng đục, vì loại gạo này thường chứa nhiều tinh bột hơn, giúp bánh có độ dẻo tốt. Hạt nếp ngon sẽ có vẻ ngoài căng bóng, không có dấu hiệu bị rạn nứt hoặc sứt mẻ. Dấu hiệu để mua được gạo nếp ngon chính là loại có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ, đặc trưng của gạo mới. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nếm thử vài hạt nếp, nếu có vị ngọt nhẹ thì đó là gạo chất lượng. Ngoài ra thì cũng nên chú ý nên chọn hạt nếp có kích thước đều nhau để khi nấu bánh chín đều, giữ được hình dáng đẹp.
Lượng gạo nếp cần mua sẽ phụ thuộc vào số lượng bánh chưng bạn muốn làm. Ví dụ, để làm một chiếc bánh chưng truyền thống cỡ trung bình, bạn cần khoảng 500g gạo nếp cho mỗi chiếc bánh. Sau khi mua gạo về thì bạn cần vo gạo kỹ lưỡng, ngâm trong nước khoảng 4-5 tiếng để hạt gạo thấm nước, chín đều hơn.
Bước 3: Chọn nguyên liệu gói bánh
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 1.5 kg gạo nếp
- 300g thịt heo
- 200g đậu xanh đãi vỏ
- 20g hành khô
- Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, đường
- 8 chiếc lá dong
Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu
- Gạo nếp bạn rửa sạch với nước, sau đó cho vào tô lớn và đổ nước lạnh ngập mặt gạo. Ngâm 1.5kg gạo trong khoảng 4 – 5 tiếng, sau đó vớt ra để ráo.
- Đậu xanh cũng rửa sạch và ngâm với nước trong khoảng 1 – 2 tiếng, rồi vớt ra để ráo.
- Thịt lợn rửa với nước muối pha loãng, sau đó thái miếng vừa ăn và cho vào tô sạch. Ướp thịt cùng 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm, 200g hành khô băm nhỏ, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê muối. Trộn đều và ướp trong 30 phút.
- Lá rong nhẹ nhàng rửa sạch cả hai mặt, rồi dùng khăn khô lau cho ráo nước.
Bước 5: Gói bánh
Dùng 4 lá dong xếp vào khuôn, cho một lớp gạo nếp, thêm đậu xanh và thịt vào giữa, sau đó phủ thêm lớp gạo lên trên. Gói chặt tay và buộc lạt cố định.
Bước 6: Xếp bánh vào nồi cơm điện
Để tránh cháy, nên xếp cuống và lá dong thừa xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh vào nồi. Bước tiếp theo là đổ nước vào nồi sao cho ngập mặt bánh rồi đậy nắp lại.
Bước 7: Luộc bánh
Bật nồi cơm ở chế độ “nấu” (cook) như bình thường. Khi nước gần cạn thì bạn đổ thêm nước nóng để nước luôn ngập mặt bánh để giúp bánh chín đều. Khi nồi tự chuyển sang chế độ “giữ ấm” (warm), bạn nhấn nút nấu lại khoảng 2-3 lần để đảm bảo bánh chín hoàn toàn.
Bước 8: Ủ bánh
Thời gian luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện sẽ mất khoảng 4 – 8 giờ. Trong quá trình nấu, bạn cần giữ nước sôi đều đặn và có thể ủ bánh thêm 30 phút sau khi tắt bếp để bánh chín kỹ hơn. Cách ủ như vậy sẽ giúp cho bánh sau khi chín có độ dẻo và mềm mịn hơn.
Bước 9: Thử độ chín của bánh
Để biết bánh đã chín chưa thì đầu tiên bạn cần quan sát lớp lá bọc ngoài bánh. Khi bánh chưng chín thì lớp lá dong bên ngoài sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh ngả vàng. Bóc bánh ra sẽ thấy các lớp gạo nếp sẽ kết dính chắc chắn với nhau, không bị rời rạc. Nếu dùng tay nhấn nhẹ vào bánh mà có cảm giác chắc và dẻo là biểu hiện của bánh chưng chín.
Tiếp theo là khi bóc bánh, lớp gạo nếp bên trong bánh chín sẽ có màu xanh nhạt đều do đã hấp thụ màu từ lá dong trong quá trình luộc. Cắt bánh ra nếu thấy phần vỏ và nhân mở, dẻo và mềm thì chứng tỏ bánh đã chín đều.
Mẹo giúp luộc bánh chưng bằng nồi cơm dẻo rền nhất
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện nhanh chóng và thơm ngon:
- Ngâm gạo nếp trước khi nấu để gạo ngấm nước, dễ chín hơn.
- Rửa sạch lá bằng nước bồ hòn và lau thật khô để bánh khi luộc không bị nát.
- Để bánh có màu xanh đẹp, trộn gạo với nước cốt lá riềng hoặc lá dứa.
- Gói bánh chặt tay, nếu chưa quen thì bạn có thể dùng khuôn để gói đều và đẹp.
- Thêm một ít baking soda vào nước luộc để giảm một nửa thời gian luộc bánh.
- Lót lá dong thừa ở đáy và các cạnh trong nồi để bảo vệ bánh trong quá trình luộc.
- Khi thêm nước, dùng nước nóng thay vì nước lạnh để bánh chín đều và ngon hơn.
Một số sai lầm khi luộc bánh chưng bằng nồi cơm
Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện là phương pháp đơn giản, nhưng nhiều người vẫn thường mắc sai lầm trong quá trình nấu khiến cho thành phẩm không được như mong đợi, phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Không ngâm gạo nếp đủ lâu: Gạo nếp chưa ngấm đủ nước sẽ khó chín đều, khiến bánh bị sượng. Hãy ngâm gạo từ 4-5 tiếng trước khi gói để bánh chín mềm.
- Sử dụng lá dong hoặc lá chuối ướt: Nếu lá chưa khô hoàn toàn, nước sẽ ngấm vào bánh, làm bánh bị nhão và nát. Nên lau lá thật khô trước khi gói.
- Gói bánh quá lỏng tay: Bánh gói không chặt sẽ dễ bị bung khi luộc, làm nhân bánh rời ra. Sử dụng khuôn hoặc cố gắng gói chặt tay nếu chưa quen.
- Cho quá ít nước hoặc thêm nước lạnh khi luộc: Nước ít sẽ không đủ để ngập bánh, khiến bánh chín không đều. Khi cần thêm nước, hãy dùng nước nóng để không làm gián đoạn quá trình nấu.
- Không lót đáy nồi bằng lá dong thừa: Nếu không lót lá, bánh có thể bị cháy hoặc dính vào đáy nồi. Lót một lớp lá dưới đáy giúp bảo vệ bánh và giữ nhiệt tốt hơn.
Trong quá trình nấu, bạn cần tránh những sai lầm này sẽ giúp bạn có mẻ bánh chưng ngon, dẻo, chín đều khi luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện.
Kết luận
Luộc bánh chưng bằng nồi cơm điện là một cách làm mới mẻ, tiện lợi, giúp bạn có thể thưởng thức bánh chưng ngon ngay tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp khi làm ít bánh, không khuyến khích áp dụng nếu gói số lượng nhiều.
Các cơ sở làm bánh cần chế biến và làm bánh số lượng lớn thì có thể tham khảo các thiết bị nấu bánh hiện đại như nồi bánh chưng điện Quang Huy. Sản phẩm được thiết kế với công suất và dung tích lớn, đáp ứng nhu cầu chế biến và nấu số lượng bánh lớn từ 40 – 130 chiếc mỗi lượt. Thiết bị sử dụng nhiên liệu điện không phát sinh khí thải, khói bụi độc hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.
Để được tư vấn về các mẫu nồi bánh chưng phù hợp nhất với quy mô kinh doanh, khách hàng có thể liên hệ với Quang Huy qua holine 09666 23 666.