Mở quán bánh canh từ trước đến nay vẫn được xem là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn cũng đang nung nấu ý tưởng kinh doanh này thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm kinh doanh quán bánh canh cho người mới bắt đầu!
Có nên mở quán bánh canh
Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực và đam mê kinh doanh thì tại sao không thử sức với việc mở quán bánh canh? Việc của bạn là phác thảo được một kế hoạch kinh doanh bánh canh chi tiết và đủ rộng để bao quát toàn bộ tiềm năng, cơ hội và dự trù cả những rủi ro sẽ gặp phải.
Muốn lập được bản kế hoạch kinh doanh chi tiết trước khi mở quán bánh canh thì bạn cần phải dựa vào những tiêu chí sau đây:
- Phân tích thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh;
- Lựa chọn phong cách và quy mô của quán bánh canh
- Chi phí mở quán bánh canh bao nhiêu để xác định quy mô quán ăn
- Mua sắm thiết bị, thiết kế bếp quán ăn
- Học cách nấu bánh canh để bán
- Lên thực đơn và định giá từng suất
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá quán ăn;
Việc phân tích những yếu tố trên chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để định hướng được mô hình kinh doanh quán bánh canh của bạn. Lập kế hoạch càng chi tiết thì cơ hội hoàn vốn và lấy lãi cho quán ăn của bạn càng nhanh và càng cao.
Mở quán bánh canh cần chuẩn bị những gì?
Muốn mở quán bánh canh cần phải chuẩn bị những gì? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau nhé:
Mở quán bánh canh cần bao nhiêu vốn?
- Sau khi đã xác định được quy mô và phong cách cho quán bánh canh thì bạn sẽ nắm bắt được số vốn mà bạn sẽ phải bỏ ra. Nguồn vốn sẽ bao gồm những chi phí sau đây:
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh mở quán ăn
- Chi phí trang trí nội thất quán bánh canh bao gồm bàn ghế, máy lạnh, quạt, đèn chiếu sáng,…
- Chi phí nhập nguyên liệu nấu, gia vị
- Chi phí mua dụng cụ nấu nướng bao gồm nồi nấu nước lèo, nồi hầm xương, bát đũa, gia vị,…
Xin giấy phép kinh doanh mở quán bánh canh
Nếu bạn muốn mở quán bánh canh có quy mô nhỏ thì không cần phải xin giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn mở quán có quy mô lớn thì việc xin giấy phép kinh doanh là điều hết sức cần thiết. Như vậy thì quán ăn của bạn mới được hoạt động hợp pháp và bảo vệ quyền lợi.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán ăn gồm có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh bạn có thể tải mẫu trên mạng về. Hoặc bạn có thể đến gặp trực tiếp bộ phận đăng ký kinh doanh ở UBND cấp quận, huyện để được cung cấp mẫu, làm theo hướng dẫn.
Kinh nghiệm mở quán bánh canh cho người mới bắt đầu
Nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngày càng tăng cao, do đó mà đã có rất nhiều quán ăn ra đời, mức độ cạnh tranh trên thị trường bánh canh cũng không hề nhỏ. Nếu bạn đang có ý tưởng mở quán thì hãy tham khảo kinh nghiệm mà Vũ Sơn cung cấp dưới đây nhé!
Phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đây là bước quan trọng giúp bạn hiểu được thị trường kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh quanh khu vực mà bạn muốn mở quán ăn. Hãy khảo sát trong bán kính 3km xem có những quán ăn nào kinh doanh cùng mặt hàng với bạn và cách thức hoạt động của họ ra sao, chất lượng món ăn như thế nào, giá bán bao nhiêu và đối tượng khách hàng là ai,… để có thể xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp.
Lựa chọn phong cách và quy mô quán
Lựa chọn phong cách và quy mô quán bánh canh phù hợp sẽ quyết định đến những bước sau của kế hoạch kinh doanh. Mô hình kinh doanh quán bánh canh của bạn sẽ theo xu hướng
- Bình dân vỉa hè
- Tầm trung
- Hiện đại cao cấp
Bạn dự định sẽ phục vụ khoảng bao nhiêu khách hàng/ngày? Mặt bằng quán sẽ có diện tích rộng khoảng bao nhiêu để đáp ứng được nhu của bạn?
Học cách nấu bánh canh chuẩn vị
Bánh canh có ngon hay không sẽ phụ thuộc vào nước lèo và topping. Học công thức nấu nước lèo chuẩn vị là việc cực kỳ quan trọng để khách ăn một lần, lần sau lại muốn tiếp tục đến quán nữa. Bạn có thể đầu tư học một lớp nấu ăn chuyên nghiệp để nâng cao tay nghề của mình. Bởi quán ăn có không gian đẹp đến mấy, vị trí tốt bao nhiêu mà chất lượng món bánh canh không ngon thì chắc chắn khách hàng sẽ không bao giờ quay trở lại. Bên cạnh nước lèo chan bánh bạn cũng cần phải chuẩn bị các topping ngon như cua, ghẹ, tôm, bề bề…
Lên thực đơn và định giá các món ăn phục vụ
Xây dựng thực đơn đa dạng sẽ giúp KH có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Tuy nhiên, bạn hãy xem xét kỹ để lên menu cho những món mà bạn có thể làm trong khả năng của mình và gia vị, nguyên liệu cũng không quá khó chuẩn bị. Ví dụ, quán bánh canh của bạn có thể bán chuyên bánh canh ghẹ, bánh canh chả cá, bánh canh cua, bánh canh cá lóc, bánh canh thập cẩm, bánh canh tôm…
Việc định giá hợp lý cho các món ăn trong thực đơn cũng vô cùng quan trọng, bởi giá món không nên thấp quá vì KH sẽ nghi ngờ về chất lượng món ăn, còn nếu giá cao quá thì quán bánh canh sẽ dễ mất khách, không cạnh tranh được với các đối thủ ở trong khu vực.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong kinh doanh ẩm thực. Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho quán ăn của bạn mới tồn tại bền lâu được cũng như xây dựng được brand ấn tượng.
Khâu chế biến và nấu nướng là 2 công đoạn cực kỳ thiết yếu. Không nên sử dụng nồi than, chất tạo ngọt cho nước dùng hay những phụ gia độc hại. Bạn có thể tối ưu 2 công đoạn này bằng cách sử dụng nguyên liệu tươi, sạch và nồi nấu bánh canh bằng điện để đảm bảo khu nấu nướng lúc nào cũng sạch sẽ.
Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá
Trong thời gian đầu mở quán bánh canh, chủ kinh doanh muốn tiếp cận được nhiều KH mới thì bạn cần phải lên chiến lược marketing và quảng bá quán sao cho nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những cách thức marketing sau:
- Phát tờ rơi, treo banner khuyến mãi để KH đi qua có thể nhìn thấy. Khi phát tờ rơi có thể kết hợp kèm mã giảm giá khi đến thưởng thức món ăn tại quán.
- Xây dựng các chương trình tích điểm cho KH, cách này sẽ gia tăng khả năng quay lại của khách.
- Marketing online bằng cách chạy quảng cáo Facebook (Meta), đăng bài vào các nhóm khu vực, nhóm ẩm thực
- Liên hệ với các KOL có sức ảnh hưởng giúp bạn quảng cáo quán bánh canh của mình.
- Làm các video giới thiệu những món ăn của quán đăng tải lên các mạng xã hội, chẳng hạn như TikTok.
Nội dung bài viết trên đây đã Chia sẻ kinh nghiệm mở quán bánh canh cho người mới bắt đầu được nhiều chủ kinh doanh đã và đang áp dụng thành công. Hy vọng với những thông tin mà Vũ Sơn cung cấp sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi và thành công hơn.