Kinh nghiệm mở quán cơm tấm bất bại trong giới kinh doanh
Cơm tấm là món ăn dân dã đậm chất Sài Gòn, từ lâu đã chiếm trọn cảm tình của biết bao thực khách. Với hương vị thơm ngon, giá cả phải chăng, món ăn này luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều người. Vì thế, ý tưởng mở quán cơm tấm được càng trở nên hấp dẫn và tiềm năng. Để việc kinh doanh này được thành công, bạn nhất định phải nắm được 9 kinh nghiệm dưới đây.
1. Kinh doanh cơm tấm có lãi không? Cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh quán cơm tấm có phải là một lựa chọn sinh lời? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Cơm tấm là món ăn thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Vì thế, việc kinh doanh món ăn này không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn có tiềm năng phát triển lớn.
Vốn đầu tư ban đầu để mở một quán cơm tấm thường dao động trong khoảng 50-70 triệu đồng. Số tiền này bao gồm chi phí thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị bếp, bàn ghế, đồ dùng nhà bếp, nhập nguyên liệu ban đầu và một phần chi phí marketing.
Hiện nay, giá bán trung bình của một suất cơm tấm dao động từ 25.000 đến 30.000 đồng. Nếu mỗi ngày quán bán được khoảng 100 suất cơm, doanh thu ước tính sẽ rơi vào khoảng 2.500.000 đến 3.000.000 đồng. Sau khi trừ đi các chi phí như nguyên liệu, nhân công, tiền thuê mặt bằng, điện nước, gas,… lợi nhuận mà bạn có thể thu về sẽ dao động từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng mỗi ngày. Con số này là tương đối lớn, không phải công việc nào cũng có thể kiếm ra được trong 1 ngày.
2. Kinh nghiệm mở quán cơm tấm đảm bảo “đắt hàng”
Để quán cơm của bạn luôn đông khách và đạt doanh thu như mong muốn, việc nghiên cứu kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn cần nắm vững.
2.1. Nghiên cứu thị trường
Trước khi quyết định mở quán, bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường cơm tấm tại khu vực bạn định kinh doanh:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Khảo sát các quán cơm trên địa bàn, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó, chắt lọc những điểm tốt để học tập và điều chỉnh, khắc phục những điểm cần cải thiện cho quán của mình.
- Xác định đối tượng khách hàng: Tìm hiểu về sở thích, nhu cầu của khách hàng mục tiêu để xây dựng thực đơn và dịch vụ tốt hơn.
- Phân tích thị hiếu: Theo dõi xu hướng ẩm thực hiện nay, tìm hiểu về những món ăn mới lạ, phù hợp để kết hợp vào thực đơn của quán.
2.2. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn định hướng được mục tiêu rõ ràng, phân bố nguồn lực và dự trù rủi ro.
- Xác định rõ quán của mình đạt doanh thu bao nhiêu, có mở rộng chi nhánh hay không…
- Lập bảng dự toán chi phí chi tiết cho từng hạng mục như: thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, nguyên liệu, nhân công…
- Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.
2.3. Chọn vị trí “đắc địa”
Chọn vị trí mở quán ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Nên ưu tiên chọn những khu vực đông dân cư như gần trường học, văn phòng, khu công nghiệp…Đảm bảo địa điểm dễ tìm, nằm ở mặt tiền.
Chủ quán cũng nên cân nhắc đến yếu tố giao thông, đường đi thuận lợi và có chỗ để xe khi khách hàng ghé quán ăn.
2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chế biến, phục vụ KH
Để đảm bảo chất lượng món ăn và sự hài lòng của khách hàng, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị là vô cùng cần thiết.
Nên chọn một mặt bằng tốt, trang trí quán phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng của bạn hướng tới. Không gian quán cần được thiết kế gọn gàng, sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. Việc đầu tư vào dụng cụ như bát đĩa, ly tách cũng cần được chú trọng để tạo nên sự chuyên nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị đầy đủ các thiết bị nhà bếp hiện đại như tủ nấu cơm công nghiệp, bếp gas công nghiệp, nồi nấu…Tủ hấp cơm sẽ giúp cơm chín đều, hạt cơm tơi xốp, giữ được hương vị thơm ngon.
2.5. Xây dựng thực đơn phù hợp
Nên xây dựng một thực đơn đa dạng các món ăn để tạo nên điểm nhấn giữa đông đảo hàng quán xung quanh. Bên cạnh những món ăn truyền thống quen thuộc như sườn bì chả, sườn trứng, sườn chả, để thu hút khách hàng, bạn cũng có thể sáng tạo thêm những món ăn hấp dẫn khác. Ngoài ra, việc thay đổi các loại rau ăn kèm cũng là một cách hay để làm mới thực đơn.
Bạn có thể bán thêm các loại nước uống đóng chai hoặc pha nhanh như trà chanh, trà tắc…để tăng doanh thu cho quán.
Bên cạnh đó, nên quan tâm đến giá cả của món ăn. Giá thành cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới, đồng thời cạnh tranh với các quán ăn khác trong khu vực.
2.6. Chọn đối tác cung cấp nguyên liệu uy tín, đảm bảo
Việc lựa chọn đối tác cung cấp nguyên liệu uy tín chính là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng món ăn cũng như sự thành công của quán cơm tấm. Nên ưu tiên lựa chọn những đơn vị cung cấp đã có uy tín trên thị trường, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm.
Yêu cầu cơ sở cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Nên kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận để đảm bảo chất lượng tươi ngon.
So sánh giá cả của các nhà cung cấp để lựa chọn mức giá phù hợp với ngân sách của mình. Tuy nhiên, không nên ham rẻ mà lựa chọn sản phẩm kém chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của cửa hàng, đồng thời gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
2.7. Kết hợp bán online và offline
Thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, chỉ bán hàng truyền thống tại quán là chưa đủ. Việc kết hợp bán hàng online sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi kinh doanh, tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng doanh thu đáng kể.
Bạn có thể khai thác tiềm năng từ các nền tảng giao đồ ăn như grabfood, shopee food,…để khách hàng dễ dàng đặt món và giao tận nơi.
Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng trang cá nhân chuyên nghiệp trên facebook, instagram để giới thiệu về quán, thực đơn và các chương trình khuyến mãi.
2.8. Tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Để thu hút khách hàng và tăng doanh thu, việc tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn là điều vô cùng quan trọng. Ngoài giảm giá trực tiếp, bạn có thể linh hoạt áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau để tạo sự mới mẻ, thích thú và kích thích nhu cầu mua của khách hàng. Ví dụ như: combo tiết kiệm, tích điểm, thẻ thành viên…
Tuy nhiên, bạn nên xác định rõ mục tiêu của chương trình khuyến mãi. Ví dụ: thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu hay tăng lượng khách hàng đến vào những ngày vắng trong tuần. Từ đó mới có thể tạo được chương trình khuyến mãi thành công.
2.9. Đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, phục vụ của nhân viên
Việc đào tạo nhân viên một cách bài bản và thường xuyên là yếu tố không thể thiếu để nâng cao chất lượng dịch vụ tại quán cơm. Đầu tiên, nhân viên cần được trang bị những kiến thức cơ bản về món ăn, nguyên liệu, cách chế biến và nguồn gốc xuất xứ của chúng. Điều này sẽ giúp họ tự tin tư vấn với khách hàng một cách chuyên nghiệp và chính xác.
Bên cạnh đó, nhân viên cần được đào tạo kỹ về khả năng giao tiếp, thái độ lịch sự và cách ứng xử với khách trong mọi tình huống. Tất cả những điều này sẽ xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp cho quán ăn.
Để mở quán cơm tấm thành công, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể chinh phục trái tim của thực khách và đạt được thành công.