Nắm chắc được những quy tắc chuẩn mực cho thiết kế nhà bếp chính là một yếu tố quan trọng giúp bạn tối ưu không gian cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian nấu nướng. Bài viết này, hãy cùng Vũ Sơn tìm hiểu 8 quy tắc quan trọng khi thiết kế bếp nhà hàng đảm bảo sự an toàn, tiện nghi nhé.
8 Quy tắc chuẩn mực cho thiết kế nhà bếp chi tiết
Khu bếp là không gian rất quan trọng đối với một nhà hàng, khách sạn. Đây là khu vực chứa nhiều thiết bị bếp sắc nhọn và gây nguy hiểm cho người làm việc. Chính vì thế, thiết kế bếp nhà hàng cần được thiết kế, tính toán một cách kỹ lưỡng để nhân viên dễ dàng di chuyển, không bị khói ảnh hưởng, không gây mùi, không gây cháy nổ,..
Hiểu rõ mặt bằng thiết kế
Trước khi bắt tay vào việc thiết kế không gian bếp nhà hàng, quan trọng nhất là phải hiểu rõ không gian bạn định thiết kế. Bạn cần đo đạc diện tích và mặt bằng cẩn thận để có cái nhìn toàn diện và chính xác. Từ đó, bạn có thể đưa ra các phương án thiết kế linh hoạt và phù hợp với phong cách riêng mà nhà hàng hướng đến.
Nếu hệ thống điện và nước đã được nhà hàng lắp đặt sẵn, việc tiếp theo là phải cân nhắc kỹ lưỡng về cách bố trí các thiết bị bếp để tối ưu hóa không gian và mang lại sự tiện nghi tối đa cho những người làm việc trong khu vực nhà bếp.
Thiết kế bếp nhà hàng với bố cục hợp lý
Phân chia, sắp xếp không gian bếp hợp lý không chỉ giúp tối ưu không gian mà còn giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc.
Ví dụ đối với khu vực sơ chế sẽ thường được đặt ở giữa kho lưu trữ nguyên liệu, tủ đông và khu bếp nấu nướng. Nhân viên làm việc trong khu bếp không cần đi lại nhiều lần, chỉ cần làm việc theo một trình tự đã có thể tạo ra quy trình làm việc hiệu quả và nhanh chóng.
Kích thước bếp phù hợp
Việc lựa chọn bếp phù hợp với diện tích khu bếp nhà hàng hết sức quan trọng. Khu bếp được phân chia bố cục rõ ràng không chỉ khiến không gian bếp trở nên đẹp, thoáng mát hơn mà còn dễ dàng trong việc di chuyển trong khi làm việc.
Đảm bảo sự an toàn cho không gian bếp
Để đảm bảo an toàn cho không gian bếp, hệ thống điện và gas cần đươc chú trọng cũng như kiểm tra thường xuyên. Ví dụ đối với hệ thống gas, đảm bảo chất liệu làm ống dẫn gas phải chịu nhiệt tốt cũng như bền bỉ, tránh rò rỉ gas trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, bếp nhà hàng nên trang bị hệ thống hút mùi, hút khói để đồ ăn không bị ám khói cũng như khói không bị lây lan qua khu vực phòng tiếp đón khách. Hơn nữa, trang bị hệ thống thông gió cũng rất quan trọng, giúp hạ nhiệt độ, giảm thiểu cháy nổ.
Lựa chọn vật liệu dễ vệ sinh
Không gian bếp của nhà hàng lúc nào cũng cần gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp, lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng để phục vụ khách hàng. Chính vì thế, khi lựa chọn nội thất khu bếp, nên lựa chọn những vật liệu có thể dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
Ví dụ, trong khu vực nấu nướng, nên chọn ốp loại gạch đá bóng dễ dàng lau chùi khi chúng bám quá nhiều dầu mỡ. Phần mặt bàn bếp, nên chọn loại chống nhiệt, vật liệu cứng cáp; tủ lạnh, tủ đông, lò vi sóng, lò nướng nên chọn loại được làm từ thép không gỉ, dễ dàng vệ sinh , giữ cho căn bếp lúc nào cũng sạch sẽ và sáng bóng.
Nguyên tắc bố trí ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố rất quan trọng trong thiết kế nhà bếp. Như bạn đã biết, không gian bếp chứa rất nhiều dụng cụ nấu nướng sắc nhọn và dễ gây tai nạn cho đầu bếp và nhân viên. Chính vì thế, hệ thống ánh sáng cần được lắp đặt hợp lý, tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên để không gian bếp lúc nào cũng sáng sủa, phục vụ tốt cho công việc nấu ăn của đầu bếp.
Bên cạnh đó, nguồn ánh sáng tốt cũng giúp đầu bếp trong quá trình nấu ăn như quan sát màu sắc của món ăn, sự biến đổi của món ăn khi chế biến,.. Ngoài ra, nguồn ánh sáng cũng góp phần mở rộng không gian, không gian bếp nhà hàng cũng vì thế mà cảm giác rộng rãi hơn rất nhiều.
Diện tích lối đi trong bếp
Trong quy chuẩn thiết kế bếp nhà hàng, khu vực này được coi là trung tâm hoạt động sôi nổi nhất với sự liên tục của các đầu bếp. Đó là lý do vì sao việc tạo ra không gian rộng rãi và thông thoáng là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ và tối ưu hóa công việc của họ. Khu vực chế biến phải bao gồm một loạt các tiện ích như bếp xào, bếp nấu, bếp hầm, và lò nướng… vì vậy, cần phải có lối đi đủ rộng để di chuyển dễ dàng.
Kích thước tối thiểu cho lối đi trong nhà bếp được xác định từ 1 đến 3 mét. Đây là kích thước lý tưởng để các đầu bếp có thể di chuyển linh hoạt mà không gặp phải những rủi ro như va chạm hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
Bố trí thiết bị bếp hợp lý
Để các công việc trong bếp được thực hiện một cách suôn sẻ như một dây chuyền hoạt động liên tục, mỗi khu vực bếp sẽ được bố trí những thiết bị khác nhau:
- Khu vực bảo quản thực phẩm: Đây là khu vực lưu trữ toàn bộ nguyên liệu cho công việc nấu nướng nên thường để một số thiết bị như tủ lạnh, tủ mát, tủ đông,..
- Khu sơ chế thực phẩm: bồn rửa, máy cắt thịt, máy cắt rau củ,..
- Khu chế biến: Đây là khu vực mà các đầu bếp hoạt động liên tục, nên cần trang bị một số thiết bị như bếp nấu, bếp xào, lò nướng, lò vi sóng, tủ nấu cơm công nghiệp,..
- Khu vực rửa bát: các chậu rửa, máy rửa bát, máy sấy bát đĩa, xe thu hồi nhiều tầng bằng inox,..
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ của Inox Vũ Sơn về quy tắc chuẩn mực cho thiết kế nhà bếp đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế không gian bếp để kinh doanh nhà hàng, khách sạn cũng như tìm một đơn vị uy tín trong việc cung cấp các thiết bị bếp thì liên hệ ngay đến hotline của Sơn 0523.230.666 để được hỗ trợ nhanh nhất.