Skip to main content
Giảm 10% thi công trọn gói Giảm 10% thi công trọn gói
Tin tức

Thành phần của inox ra sao? Đặc tính nổi bật của chất liệu

Quang Huy Plaza Quang Huy Plaza
11 Lượt xem
0 Bình luận

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bền và khả năng chống ăn mòn, inox đã trở thành vật liệu chủ chốt trong sản xuất thiết bị bếp và nhiều ngành công nghiệp khác. Cụ thể, thành phần của inox bao gồm những gì và chúng có đặc tính ra sao? Cùng Quang Huy khám phá trong bài viết sau.

1. Tìm hiểu chung về inox 

1.1. Inox là gì?

Inox hay còn gọi là thép không gỉ, là một loại hợp kim được chế tạo từ sắt kết hợp với các nguyên tố khác như crom và carbon. Đặc điểm nổi bật của inox là khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, không bị gỉ sét ngay cả khi tiếp xúc lâu dài với môi trường ẩm ướt hay các chất hóa học. 

Inox là gì?
Inox là gì?

1.2. Phân loại inox

Inox không chỉ có một loại duy nhất mà được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Mỗi loại lại có đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Bốn loại inox phổ biến hiện nay bao gồm:

Các loại inox phổ biến
Các loại inox phổ biến
  • Inox Austenitic: Loại inox này chứa ít nhất 16% crom và 7% niken, có khả năng chống ăn mòn cực kỳ tốt và không có tính từ tính. Inox Austenitic mềm dẻo, dễ uốn cong và hàn. Vì vậy được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất đồ gia dụng, tàu biển, thiết bị công nghiệp và các vật liệu xây dựng. Một số ví dụ điển hình bao gồm inox SUS 301, 304, 316.
  • Inox Ferritic: Inox Ferritic có thành phần từ 12% – 17% crom, với đặc điểm là không có khả năng tạo hình tốt như inox Austenitic, nhưng lại có khả năng chống ăn mòn cao. Loại inox này chủ yếu được ứng dụng trong các ngành xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, hoặc trong các công trình hồ bơi. Các mã inox điển hình của nhóm này gồm SUS 409, 410, và 430.
  • Inox Duplex: Là sự kết hợp giữa inox Austenitic và Ferritic, inox Duplex mang lại sự cân bằng giữa độ dẻo và độ cứng. Với các thành phần chính là crom và niken, inox Duplex có khả năng chống ăn mòn vượt trội. Loại này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, hóa dầu, hoặc sản xuất giấy. Các loại inox Duplex nổi bật bao gồm LDX 201, SAF 253.
  • Inox Martensitic: Loại inox này chứa từ 11% – 13% crom, nổi bật với độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt. Chính vì vậy, inox Martensitic thường được sử dụng trong các ngành sản xuất dụng cụ cắt, dao kéo, hoặc các thiết bị chịu tải trọng lớn như cánh quạt tuabin. Các mã inox tiêu biểu là SUS 410 và 420.

2. Thành phần của inox là gì? 

Những nguyên tố chính tham gia vào thành phần cấu tạo của inox bao gồm:

Thành phần của inox
Thành phần của inox
  • Sắt (Fe): Là nguyên tố cơ bản và chủ yếu tạo nên inox, sắt mang lại tính chất chịu lực cao, độ dẻo và độ cứng cho inox. Chính nhờ sắt mà inox có thể duy trì được các đặc tính cơ học vững chắc, làm cho vật liệu này có khả năng chịu tải trọng lớn và độ bền cao.
  • Carbon (C): Mặc dù hàm lượng carbon trong inox thường thấp, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng chống ăn mòn. Carbon giúp tăng cường độ cứng và ổn định cấu trúc của inox, đồng thời giúp vật liệu chống lại oxy hóa của môi trường.
  • Crom (Cr): Là thành phần không thể thiếu trong inox, crom có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra lớp bảo vệ trên bề mặt inox. Khi crom kết hợp với oxy trong không khí, nó tạo ra một lớp oxit mỏng nhưng bền chắc, giúp bảo vệ inox khỏi sự ăn mòn và gỉ sét. 
  • Niken (Ni): Được sử dụng chủ yếu trong các loại inox Austenitic, niken mang lại tính dẻo dai và khả năng chống từ tính cho inox. Nhờ vào sự hiện diện của niken mà inox có tính mềm dẻo và khả năng uốn, hàn tốt… Bên cạnh đó, niken còn giúp tăng cường khả năng chịu nhiệt của inox, đặc biệt trong các ứng dụng yêu cầu độ bền ở nhiệt độ cao.
  • Mangan (Mn): Là thành phần thay thế niken trong các loại inox nhóm Austenitic, mangan giúp tăng cường tính ổn định của inox, đồng thời hỗ trợ quá trình khử oxy hóa….
  • Molypden (Mo): Molypden là nguyên tố bổ sung cho inox để tăng cường khả năng chống ăn mòn cục bộ, đặc biệt là đối với những môi trường có chứa clorua. Các loại inox như 316 chứa hàm lượng molypden cao hơn, giúp vật liệu này chống lại hiện tượng ăn mòn kẽ nứt trong môi trường biển. Molypden càng nhiều, khả năng chống chịu với các tác nhân ăn mòn càng cao.

3. Những đặc tính đáng chú ý của inox

Inox ngày càng được yêu thích trong nhiều ngành công nghiệp vì sở hữu nhiều đặc tính tuyệt vời như:

Đặc tính của vật liệu
Đặc tính của vật liệu
  • Khả năng chống ăn mòn vượt trội: Inox chứa một lượng crom tối thiểu là 10.5%, giúp tạo ra một lớp oxit crom thụ động bao phủ bề mặt vật liệu. Lớp oxit này không chỉ bảo vệ inox khỏi sự ăn mòn mà còn giúp vật liệu duy trì độ sáng bóng và tính thẩm mỹ qua thời gian. 
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Một trong những ưu điểm nổi bật của inox là khả năng chịu nhiệt tốt, lên đến 800°C. Điều này làm cho inox trở thành vật liệu được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thiết bị công nghiệp, nồi nấu, hay hệ thống sưởi ấm. Inox cũng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cực đoan, giúp nó duy trì sự ổn định và độ bền trong những điều kiện khắc nghiệt.
  • Đặc tính cơ học tốt: Inox không chỉ có độ bền cao mà còn có khả năng gia công tuyệt vời. Với đặc tính dẻo dai và độ đàn hồi vượt trội, inox dễ dàng được uốn, dập, hàn, cán mỏng và tạo hình thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau.
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng: Các sản phẩm inox có bề mặt sáng bóng và trơn láng, giúp việc vệ sinh trở nên đơn giản và nhanh chóng. Chúng có thể được làm sạch bằng các chất tẩy rửa thông thường mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt. Chính đặc tính này giúp inox trở thành lựa chọn hàng đầu trong sản xuất thiết bị nhà bếp. Đặc biệt là các dụng cụ như nồi, chảo, bồn rửa, …

4. Một số loại inox thường được dùng trong sản xuất thiết bị bếp công nghiệp

4.1. Inox 304

Inox 304 là một trong những loại inox phổ biến nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất thiết bị bếp công nghiệp. Với thành phần chính là hợp kim của Sắt, Niken và Crom, inox 304 nổi bật với khả năng chống ăn mòn mạnh mẽ, độ bền cao và tính thẩm mỹ vượt trội. 

Inox 304
Inox 304

Ưu điểm

  • Khả năng chống ăn mòn cao: Inox 304 có khả năng chống lại các tác nhân gây ăn mòn như axit, muối và độ ẩm, giữ được vẻ bề ngoài sáng bóng trong thời gian dài.
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Inox 304 có thể chịu nhiệt độ lên đến 1010°C
  • Độ bền và khả năng chịu lực tốt: Vật liệu này có khả năng chống va đập tốt, không bị biến dạng hay hư hỏng khi chịu tác động mạnh.
  • Dễ gia công: Inox 304 dễ dàng gia công thành các hình dạng phức tạp mà không cần gia nhiệt, rất phù hợp cho việc chế tạo các thiết bị bếp có thiết kế cầu kỳ.

Nhược điểm

  • Giá thành cao: So với các loại inox khác, inox 304 thường có chi phí sản xuất cao hơn.
  • Dễ bị ăn mòn trong môi trường có clorua: Mặc dù có khả năng chống ăn mòn cao, inox 304 vẫn dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với các dung dịch chứa clorua hoặc trong môi trường nước mặn như khu vực ven biển.
Bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt
Bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt

Ứng dụng

Inox 304 được sử dụng phổ biến trong sản xuất bếp công nghiệp, máy rửa bát công nghiệp, lò nướng, chảo, nồi … Bên cạnh đó, loại inox này cũng được ứng dụng làm tủ bếp, kệ inox, bàn chế biến thực phẩm, hệ thống ống dẫn, bồn rửa…

4.2. Inox 201

Inox 201 là một loại thép không gỉ có hàm lượng Niken thấp hơn so với inox 304, nhưng lại có thành phần Mangan cao hơn, giúp giảm chi phí sản xuất. Inox 201 được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu tính thẩm mỹ và độ bền vừa phải. 

Inox 201
Inox 201

Ưu điểm

  • Giá thành thấp: Inox 201 có giá thành thấp hơn inox 304, giúp tiết kiệm chi phí cho các dự án sản xuất thiết bị bếp công nghiệp.
  • Chống gỉ và độ bền cao: Mặc dù khả năng chống ăn mòn thấp hơn inox 304, inox 201 vẫn có khả năng chống gỉ trong các môi trường ít khắc nghiệt.
  • Khả năng hàn tốt: Inox 201 dễ dàng hàn bằng nhiều phương pháp khác nhau nhờ vào thành phần hợp kim, đặc biệt là Niken và Crom.
  • Độ cứng cao: Inox 201 có độ bền và độ cứng cao, đặc biệt khi làm lạnh ở nhiệt độ thấp, giúp tăng độ bền sản phẩm.

Nhược điểm

  • Khả năng chống ăn mòn hạn chế: Inox 201 không chịu được các môi trường có tính ăn mòn mạnh như khu vực gần biển hoặc môi trường có nhiều hóa chất mạnh.
  • Dễ bị oxy hóa trong môi trường khắc nghiệt: Do khả năng chống ăn mòn thấp hơn inox 304, inox 201 có thể bị oxy hóa khi tiếp xúc với dung dịch clorua hoặc nước mặn trong thời gian dài.
Vật liệu kém bền hơn inox 304
Vật liệu kém bền hơn inox 304

Ứng dụng

Inox 201 được sử dụng trong sản xuất các dụng cụ nấu nướng, thùng chứa thực phẩm và các thiết bị bếp đơn giản. Với bề mặt sáng bóng và khả năng gia công dễ dàng, inox 201 cũng được dùng để làm các vật dụng trang trí nội thất như kệ, tủ, bàn inox…

4.3. Inox 430

Inox 430 là loại thép không gỉ Ferritic, chủ yếu được chế tạo từ Chromium với hàm lượng thấp Niken. Nhờ vào đặc điểm này, inox 430 không có khả năng chống ăn mòn mạnh mẽ như inox 304. Nhưng inox 430 lại sở hữu một số ưu điểm nổi bật như giá thành thấp và khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. 

Inox 430
Inox 430

Ưu điểm 

  • Giá thành thấp: Inox 430 có chi phí thấp hơn so với inox 304 và inox 201, giúp giảm chi phí sản xuất trong các dự án không yêu cầu khả năng chống ăn mòn quá mạnh.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Inox 430 có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng.

Nhược điểm 

  • Khả năng chống ăn mòn kém: So với inox 304, inox 430 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc các chất axit và muối.
  • Khó gia công: Inox 430 có độ giòn cao, khiến cho việc gia công và tạo hình trở nên khó khăn, đặc biệt là khi làm việc ở nhiệt độ thấp.
Inox 430 có độ bền cơ học cao
Inox 430 có độ bền cơ học cao

Ứng dụng

Inox 430 được ứng dụng chủ yếu trong các thiết bị bếp công nghiệp yêu cầu độ bền cơ học và chịu nhiệt tốt nhưng không yêu cầu khả năng chống ăn mòn mạnh mẽ. Các thiết bị như kệ đựng thực phẩm, tủ đựng đồ bếp và các dụng cụ nấu nướng là những ứng dụng phổ biến của inox 430 trong ngành bếp công nghiệp. 

4.4. Inox 316

Inox 316 là loại thép không gỉ Austenitic, được biết đến với khả năng chống ăn mòn vượt trội, đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt như nước mặn và các hóa chất. Tuy nhiên, giá thành của inox 316 khá cao và quá trình gia công có thể gặp khó khăn do nhiệt độ nóng chảy cao. 

Inox 316
Inox 316

Ưu điểm

  • Khả năng chống ăn mòn cực tốt: Nhờ vào hàm lượng molybdenum cao, inox 316 có khả năng chống lại sự ăn mòn của axit và muối, đặc biệt là trong môi trường nước mặn
  • Chịu nhiệt tốt: Inox 316 có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 870°C, phù hợp với các ứng dụng trong môi trường nhiệt độ cao như lò nướng công nghiệp và bộ phận động cơ.
  • Độ bền cơ học cao: Loại inox này có độ bền và độ cứng cao, có khả năng chịu được lực va đập và mài mòn tốt.
  • An toàn vệ sinh: Inox 316 không phản ứng với thực phẩm và không giải phóng các chất độc hại, đảm bảo vệ sinh an toàn..

Nhược điểm 

  • Giá thành cao: Inox 316 có giá cao hơn so với các loại inox khác như inox 304, do quá trình sản xuất phức tạp và hàm lượng nguyên tố hợp kim cao.
  • Khó gia công: Do nhiệt độ nóng chảy cao, quá trình gia công inox 316 đòi hỏi công nghệ cao và có thể gặp khó khăn trong việc tạo hình.
  • Độ dẻo dai kém hơn inox 304: Inox 316 có độ dẻo dai thấp hơn inox 304, gây khó khăn khi uốn cong hoặc tạo hình các chi tiết phức tạp.
  • Khả năng chịu lực thấp hơn inox 304: Mặc dù có độ bền cao, inox 316 lại có khả năng chịu lực thấp hơn inox 304.
Inox 316 khó gia công
Inox 316 khó gia công

Ứng dụng

Inox 316 thường được dùng để sản xuất máy chế biến thực phẩm và các dụng cụ chế biến món ăn trong môi trường có tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng có tính axit….

4.5. Inox 410

Inox 410 là một loại thép không gỉ Martensitic với đặc tính từ tính đặc trưng. Loại inox này chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ bền cơ học cao và khả năng chịu nhiệt vừa phải. 

Inox 410
Inox 410

Ưu điểm 

  • Độ bền cao: Inox 410 có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt, giúp giữ vững cấu trúc trong các môi trường khắc nghiệt.
  • Tính từ tính: Khác với inox 304, inox 410 có tính từ, thích hợp làm dụng cụ nấu nướng cho bếp từ.

Nhược điểm

  • Khả năng chống ăn mòn kém: So với inox 304, inox 410 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn do thành phần crom ít hơn.
  • Dễ bị trầy xước: Bề mặt của inox 410 dễ bị trầy xước, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm tăng khả năng ăn mòn khi có vết trầy.
  • Hạn chế trong gia công: Để gia công hiệu quả, inox 410 cần được gia nhiệt ở nhiệt độ cao, làm tăng chi phí sản xuất và yêu cầu kỹ thuật cao.
Ứng dụng của inox 410
Ứng dụng của inox 410

Ứng dụng

Các ứng dụng phổ biến của inox 410 trong sản xuất bếp công nghiệp có thể bao gồm các dụng cụ nhỏ như dao, thìa, muỗng, nồi, chảo…

5. Lưu ý khi chọn lựa thiết bị inox

Khi lựa chọn thiết bị inox cho không gian bếp, người dùng còn phải chú trọng đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả sử dụng lâu dài. Trong quá trình lựa chọn, người dùng cần lưu ý đến những yếu tố sau đây:

Lưu ý khi chọn thiết bị
Lưu ý khi chọn thiết bị
  • Phù hợp với không gian bếp: Tùy vào diện tích và thiết kế của bếp, hãy chọn các thiết bị inox có kích thước và chức năng phù hợp. Đối với những bếp có không gian nhỏ, lựa chọn thiết bị tích hợp nhiều công dụng và có kích thước nhỏ sẽ tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo hiệu năng.
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng: Các thiết bị inox phải được thiết kế sao cho phù hợp với chiều cao và thói quen làm việc của đầu bếp. Tránh lắp đặt các thiết bị quá cao hoặc quá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thuận tiện và hiệu quả trong quá trình sử dụng hàng ngày.
  • Chọn thiết bị có công suất phù hợp: Công suất của thiết bị inox cần phải tương thích với quy mô và tần suất sử dụng của bếp. Đối với các bếp công nghiệp lớn, nên ưu tiên những thiết bị có công suất cao để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, bếp nhỏ hơn cần lựa chọn thiết bị có công suất vừa phải để tiết kiệm chi phí và không làm cho không gian bếp trở nên chật chội.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Đảm bảo rằng bạn mua thiết bị inox từ các nhà cung cấp uy tín. Từ đó, giúp bạn yên tâm hơn về sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng và tránh các rủi ro về chất lượng hoặc dịch vụ sau bán hàng.

Như vậy, với sự kết hợp các thành phần của inox khác nhau sẽ cho ra loại inox có đặc trưng khác nhau. Nếu có nhu cầu tham khảo thêm về các loại inox dùng cho thiết bị bếp công nghiệp, liên hệ ngay hotline 09666.23.666 để được Quang Huy tư vấn chi tiết hơn nhé!

Có thể bạn quan tâm
Thời gian cập nhật: 10/02/2025

0 đánh giá cho Thành phần của inox ra sao? Đặc tính nổi bật của chất liệu

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào

Đánh giá Thành phần của inox ra sao? Đặc tính nổi bật của chất liệu
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Liên hệ tư vấn thiết kế
0523 230 666
Gọi ngay để được tư vấn trực tiếp
Đặt lịch tư vấn
Tin nổi bật
Bài viết liên quan
Tư vấn
Xin chào!
Bạn đang tìm hiểu "thành phần của inox"
Nếu cần tôi sẽ gửi thêm thông tin cho bạn!
3