Thị trường nhà hàng ăn uống luôn là một trong những lĩnh vực đầy tiềm năng và hấp dẫn tại Việt Nam, nhờ vào nền văn hóa ẩm thực đa dạng và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng và phong cách sống của người dân đã có nhiều thay đổi đáng kể, tạo nên những cơ hội mới, mở rộng tiềm năng phát triển cho ngành này.
Điểm sáng thị trường F&B năm 2024
Theo báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2023, thị trường F&B (ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống) tuy chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô nhưng nhìn chung vẫn có dấu hiệu tích cực. Đây cũng là tín hiệu tốt cho thấy tiềm năng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam.
Doanh thu tăng trưởng
Kết quả của báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam được nghiên cứu dựa trên 3.000 nhà hàng, quán cà phê cùng gần 4.000 trên toàn quốc cho thấy:
- Có khoảng 79,6% doanh nghiệp F&B (trong 3.000 đơn vị tham gia nghiên cứu) cho thấy khả năng kinh doanh có xu hướng tốt lên, đảm bảo đủ nguồn lực để phát triển trong thời gian tới. Trong số này, hơn 51,7% các cửa hàng ăn uống có dự định mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng (đầu tư dự án thi công bếp nhà hàng, chú trọng dịch vụ,…)
- Mức chi tiêu của người Việt cho dịch vụ ăn uống có sự tăng trưởng nhẹ (Kết quả nghiên cứu từ gần 4.000 khách hàng). Trong đó, mức chi cho việc ăn ngoài tăng từ 5 – 10% và có khoảng 14,9% đồng ý bỏ ra 100.000 đồng cho bữa tối hàng ngày, tỉ lệ tăng gấp 3,5% so với năm 2022. Bên cạnh đó, mức chi cho việc đi cà phê của người Việt cũng tăng nhẹ, có khoảng 59,5% khách hàng có thể bỏ ra 41.000 đồng cho việc này.
Những số liệu trên chứng tỏ sự hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam. Việc gia tăng các khoản chi tiêu này không chỉ phản ánh sự cải thiện về thu nhập và chất lượng sống, mà còn cho thấy xu hướng ưu tiên trải nghiệm ẩm thực đa dạng và tiện lợi. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành F&B để phát triển và mở rộng thị trường trong năm 2024, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Cạnh tranh giữa các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến
Thực tế cho thấy năm 2023 các ứng dụng giao hàng đã giảm chương trình khuyến mãi và tăng phí vận chuyển, số lượng đơn hàng cũng có sự giảm nhẹ nhưng bù lại giá trị hàng hóa lại tăng cao. Khách hàng đã quen với việc các đơn hàng không giảm giá phí vận chuyển hay không được khuyến mãi thì xu hướng đặt hàng theo nhóm (với bạn bè, đồng nghiệp) ngày càng phổ biến, giúp giải quyết 2 vấn đề này.
Số liệu trong kết quả báo cáo thể hiện rõ trong năm 2023 có 20,4% thực khách không đặt hàng online, tăng 7,4% so với năm 2022. Tuy nhiên, lượng đặt hàng online vẫn dao động ở mức cao với 29.4% khách hàng gọi giao đồ ăn tần suất từ 1-2 lần/tuần, 20% khách gọi giao đồ ăn với tần suất 3-4 lần/tuần. Thi trường giao đồ ăn trực tuyến tăng trưởng hơn 20,18% với mức doanh thu đạt 52.400 tỷ đồng.
Ngành F&B 2024: Tiếp đà tăng trưởng với nhiều xu hướng mới
Ngành F&B tại Việt Nam trong năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tận dụng đà tăng trưởng từ những năm trước và xu hướng tiêu dùng ngày càng thay đổi:
- Mở rộng mô hình đồ uống quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những quán cà phê, trà sữa, quầy nước ép và các cửa hàng đồ uống khác đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường đồ uống.
- Sự cạnh tranh giữa các nhà hàng phân khúc cao cấp để nhận giải thưởng Michelin đang tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành ẩm thực tại Việt Nam. Giải thưởng Micheli danh tiếng toàn cầu không chỉ khẳng định về chất lượng ẩm thực mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và thu hút khách hàng quốc tế.
Nhìn chung, ngành F&B tại Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội và thách thức. Chỉ khi nắm bắt và thích ứng với các xu hướng mới, các nhà hàng mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong một thị trường đầy cạnh tranh và liên tục thay đổi.