15+ Mẫu thiết kế bếp cho quán phở đẹp, trọn gói, giá rẻ
Thiết kế bếp cho quán phở không chỉ yêu cầu các tiêu chuẩn về công năng sử dụng mà còn cần cân nhắc các yếu tố như tổ chức không gian, hiệu suất làm việc và sự thuận tiện trong quy trình chuẩn bị và chế biến nấu phở. Hệ thống bếp được thiết kế hợp lý sẽ tối ưu hóa quy trình nấu đồng thời đảm bảo món ăn ược chế biến đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và rút ngắn thời gian phục vụ khách.
Lợi ích khi thiết kế bếp cho quán phở đạt chuẩn?
Không gian bếp quán phở là khu vực quan trọng nhất, đây sẽ là nơi chế biến các nguyên liệu, thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo chất lượng lẫn hương vị món ăn trước khi mang ra phục vụ khách. Chính vì vậy, dù là bếp nhỏ hay lớn thì khu bếp nấu cũng cần được thiết kế và bài trí một cách khoa học để quy trình làm việc trong bếp diễn ra một cách trơn tru, vận hành hiệu quả nhất.
Bên cạnh lợi ích về năng suất hoạt động, một khu bếp hiện đại, sạch sẽ cũng là điều tiên quyết để quyết định khách có quay trở lại quán hay không. Điểm cộng về vệ sinh và an toàn cũng chính là mấu chốt giúp khách đánh giá chất lượng dịch vụ của quán ăn, đồng thời tạo thiện cảm cho khách nhờ sự chuyên nghiệp, uy tín trong cách thiết kế bếp quán ăn đạt chuẩn.
Tiêu chuẩn thiết kế bếp cho quán phở
Không gian thoáng, bố cục hợp lý
Thiết kế bếp cho quán phở cần được bố trí hợp lý để đảm bảo lối đi thoáng đãng, rộng rãi cho nhân viên trong quá trình di chuyển phục vụ khách. Nhờ đó, đầu bếp cũng sẽ có nhiều không gian hơn trong quá trình chế biến, tối ưu hóa quá trình lưu thông trong bếp.
Đảm bảo an toàn nấu nướng và vệ sinh thực phẩm
Khách hàng đến thưởng thức món ăn sẽ đánh giá rất cao sự sạch sẽ và an toàn trong quá trình nấu nướng tại bếp. Khu vực bếp quán phở là nơi sử dụng các thiết bị bếp công nghiệp công suất và nhiệt độ cao nên ngoài việc chú trọng tới việc vệ sinh thường xuyên thì chủ kinh doanh cần lắp đặt hệ thống đường điện, gas hợp lý.
Cùng với đó là trang bị hệ thống hút mùi, thông gió cùng các thiết bị chống cháy nổ để đảm bảo an toàn cho hệ thống bếp nhà hàng khi xảy ra sự cố không mong muốn.
Trang bị đầy đủ thiết bị bếp công nghiệp
Để mang đến một bát phở nóng hổi, thơm ngon đến với thực khách sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến và nấu nướng. Vì vậy thiết kế bếp quán phở cũng cần đầu tư các thiết bị bếp công nghiệp phù hợp như nồi trụng phở, nồi hầm xương, nồi nấu nước lèo, máy cưa xương, máy thái thịt,…. Đây đều là những sản phẩm chuyên dụng trong quá trình nấu phở, đảm bảo hiệu suất làm việc, dễ vệ sinh. Đồng thời đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, không phát sinh khói, khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống chiếu sáng
Thiết kế bếp quán phở cần đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng hợp lý, có thể tận dụng cả nguồn sáng tự nhiên và kết hợp đèn chiếu sáng để đảm bảo không gian làm việc thông thoáng. Giúp đầu bếp nhận biết rõ màu sắc của món ăn, đảm bảo chất lượng lẫn hình thức của thực phẩm trước khi mang ra phục vụ khách.
Hệ thống thông gió hút mùi
Hệ thống thông gió hút mùi trong bếp quán ăn hay nhà hàng phở cần được trang bị đầy đủ để hạn chế mùi thức ăn, nhiệt lượng sinh ra từ các thiết bị hoạt động trong bếp, gây ngột ngạt, bí bách. Đặc biệt là với những khu bếp có diện tích hạn hẹp lại càng phải chú trọng đến vấn đề này.
Hệ thống thông gió hút mùi cần trang bị như máy hút khói, máy khử mùi, tum gom hút mùi,…Chủ đầu tư cần cân nhắc kích thước phù hợp với diện tích bếp để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Hệ thống điện nước
Khi thiết kế bếp quán phở, nên lắp đặt hệ thống điện ngầm để tránh tác động nhiệt độ cùng dầu mỡ từ thiết bị bếp. Cùng với đó là nên sử dụng nguồn điện riêng cho các loại nồi nấu phở để tránh quá tải điện, không gây chập cháy khi sử dụng.
Hệ thống nước trong bếp nên đặt đường ống dẫn nước rộng rãi để nước dễ dàng thoát ra ngoài, không bị ứ đọng trong bếp làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông và sự sạch sẽ trong gian bếp. Hệ thống cung cấp nước sạch cần được lắp đặt tại vị trí thuận tiện để đảm bảo nguồn cung hợp lý khi sử dụng.
Thiết kế bếp quán phở cần có khu vực nào
Khu vực bảo quản nguyên liệu
Khu bảo quản nguyên liệu sẽ giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon, đạt chất lượng cao nhất khi đưa vào chế biến. Vì vậy nên khu vực này cần đảm bảo sự kín đáo, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và cần chia thành các kho riêng biệt để chứa đồ khô và thực phẩm tươi sống, ướp lạnh.
Khu vực sơ chế
Khu sơ chế nên thiết kế giữa kho nguyên liệu và bếp chính để giúp quá trình nấu nướng và chế biến diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Khu quầy bán bún phở
Khu quầy bán bún phở là khu vực chính trong bếp nên cần đảm bảo sự gọn gàng, thuận tiện khi di chuyển. Bên cạnh đó, cần vệ sinh và lau dọn không gian quầy thường xuyên để giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, tích hợp thiết bị chữa cháy đảm bảo an toàn khi hoạt động.
Đồ đạc và các vật dụng tại quầy cần sắp xếp khoa học để thuận tiện khi lấy và sử dụng.
Khu vực ra món
Khu vực này thường được thiết kế gần hoặc ngay lối ra vào bếp, không gian rộng rãi để lưu thông linh hoạt giữa bếp và quầy ra món. Nhờ đó, thời gian phục vụ khách sẽ nhanh chóng hơn, không cần phải đợi lâu.
Khu vệ sinh
Khu vệ sinh là nơi xử lý toàn bộ dụng cụ như bát đĩa, thìa đũa, nồi, chảo,… sau khi đã qua sử dụng. Vì cần làm sạch 1 lượng lớn đồ dùng nên khu vực này cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, không gây ứ đọng khi xả nước.
Lưu ý khi thiết kế bếp quán phở
Diện tích bếp
Cần xác định rõ nhu cầu cụ thể của quán phở về số lượng món ăn, số lượng khách hàng phục vụ mỗi ngày để tính toán diện tích bếp phù hợp. Diện tích bếp cần tỉ lệ thuận với quy mô và công suất hoạt động của quán, đảm bảo công năng hoạt động và năng suất phục vụ khách.
Vị trí đặt bếp
Thiết kế bếp quán phở cần có đủ diện tích để phục vụ một lượng khách lớn. Khu vực bếp nấu thường được bố trí tại 2 điểm đó là:
- Bếp nấu ở phía cửa: Tạo sự thuận tiện cho khách gọi món, giúp khách dễ dàng quan sát quy trình chế biến món ăn nên sẽ phù hợp với những quán phở có không gian hạn chế hoặc bày bán tại vỉa hè, đường phố.
- Bếp ở cuối nhà hàng: Áp dụng cho các khu bếp quán ăn hoặc nhà hàng rộng lớn, được trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết. Theo đó, bếp nấu sẽ được bố trí tại vị trí cuối cùng, thiết kế kín đáo tách biệt với khu vực ăn uống của khách.
Màu sắc
Thiết kế bếp quán phở thường sử dụng các tone màu đơn giản như trắng, xám,… chủ yếu là sử dụng từ 1-2 gam màu kết hợp để tạo sự thông thoáng và tinh tế cho không gian nấu nướng. Tránh trang trí quá nhiều gam màu nổi bật vì sẽ gây cảm giác rối mắt, khó chịu khi nhìn.
Ánh sáng
Bếp là nơi phải hoạt động nhiều nên cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Đồng thời kết hợp với ánh sáng trắng để đảm bảo ánh sáng lưu thông tốt khi cần hoạt động vào buổi tối.
15 Mẫu thiết kế bếp quán phở đẹp, trọn gói, giá rẻ
Quang Huy – nhà thầu tư vấn thiết kế bếp quán phở hiện đại – bình dân
Việc sở hữu một không gian bếp hiện đại và hiệu quả là yếu tố then chốt giúp quán phở của bạn thu hút và giữ chân khách hàng. Đến với Quang Huy, bạn sẽ nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và các giải pháp thiết kế bếp quán phở tối ưu, phù hợp với cả mô hình bếp nhà hàng, quán ăn hiện đại lẫn bình dân.
Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực thiết kế và thi công bếp công nghiệp, Quang Huy cam kết mang đến cho bạn một giải pháp toàn diện theo quy trình chi tiết như sau:
- Khảo sát và tư vấn thiết kế
- Thiết kế & tư vấn trang thiết bị
- Báo giá trọn gói
- Sản xuất & lựa chọn sản phẩm theo yêu cầu
- Thi công & giám sát vận hành
- Nghiệm thu & Bàn giao
- Bảo hành & bảo trì
. Để được tư vấn mô hình thiết kế bếp cho quán phở trọn gói giá rẻ phù hợp nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 09666 23 666.