Cách vệ sinh tủ cơm công nghiệp đơn giản, an toàn, sạch sẽ
Tủ cơm công nghiệp là thiết bị nấu và hấp thực phẩm SLL nên sẽ bị bám mùi, vết bẩn bên trong tủ sau quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ là hướng dẫn của Quang Huy về vệ sinh tủ cơm hiệu quả, xem ngay để làm sạch đúng cách và kịp thời để có thể đảm bảo tủ có thể sử dụng được lâu dài nhé.
Trước khi tiến hành vệ sinh tủ cơm, để đảm bảo an toàn cho bạn và tránh hư hỏng cho tủ nấu cơm, Quang Huy khuyên bạn lưu ý các điều sau:
- Cần ngắt điện hoặc rút phích cắm tủ cơm ra khỏi ổ cắm điện trước khi làm vệ sinh để đảm bảo an toàn.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa dễ gây hỏa hoạn hoặc dung dịch độc hại, chỉ nên sử dụng nước rửa chén, giấm/chanh pha loãng khi vệ sinh
- Lau sạch hơi ẩm bằng mút mềm hoặc vải khô để ngăn không cho nước hoặc chất lỏng chảy vào bộ phận điện.
Vì sao nên vệ sinh tủ cơm
Tủ cơm sau quá trình sử dụng thường sẽ bám mùi, bám bẩn, dính dầu mỡ nên thành, khay và cánh tủ, gây ra tình trạng có mùi khó chịu. Để lâu ngày còn nấm mốc, rỉ sét không đảm bảo ATVS và khiến tuổi thọ sử dụng tủ cơm không được lâu dài.
Ngoài ra, việc vệ sinh tủ hấp cơm sẽ tạo không gian bếp nấu sạch sẽ, gọn gàng, thực phẩm bên trong tủ khi nấu cũng không ám mùi, giữ được mùi vị nguyên bản ngon nhất, không bị vi khuẩn gây hại bám vào, bảo vệ sức khỏe.
Các bước vệ sinh tủ cơm công nghiệp tại nhà
Bước 1: Rút dây nguồn, ngắt nguồn điện
Để đảm bảo an toàn khi vệ sinh cần ngắt tủ cơm khỏi nguồn điện đang sử dụng để không bị rò rỉ, điện giật.
Trường hợp dùng tủ cơm công nghiệp bằng gas thì bạn đóng khóa van gas lại là được.
Bước 2: Mở tủ xả hết hơi và nhiệt ra ngoài.
Sau khi nấu hấp xong, tủ vẫn còn hơi nóng. Để không bị bỏng khi vệ sinh, bạn cần hết sức cẩn thận, mở cửa tủ để xả hết hơi và nhiệt ra ngoài.
Bước 3: Tháo gỡ khay và lấy hết thực phẩm ra khỏi tủ cơm
Bạn tiến hành tháo gỡ các khay bên trong tủ cơm ra ngoài và lấy hết thực phẩm (cơm, thức ăn chín) ra khỏi khay để dễ dàng vệ sinh tủ và khay nấu.
Bước 4: Làm sạch các khay tủ
Sau khi lấy hết đồ ăn ra bên ngoài thì bạn có thể dùng ít nước rửa chén và một miếng mút lau rửa sạch sẽ.
Nếu bạn hấp thịt, hấp hải sản, hấp bánh có vết bẩn cứng đầu không rửa sạch được thì hãy ngâm chúng trong chậu nước một lúc sẽ giúp bạn dễ rửa hơn.
Khi vệ sinh xong hãy lau khô các khay hoặc đặt chúng ở nơi thoáng khí để khô ráo.
Bước 5: Vệ sinh bên trong tủ
Tủ nấu cơm là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ẩm ướt, đọng nước trên các thành tủ, khay nấu nên hãy chọn một miếng vải khô hoặc mút mềm thấm hút nước tốt để lau khô trước.
Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn, nước rửa chén hoặc giấm pha loãng theo tỷ lệ 2 giấm: 5 nước và dùng vòi nước để làm sạch bên trong, vòng đệm cao su nhằm loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, nấm mốc, mùi tanh.
Kế tiếp, đóng van cấp nước và mở van xả ngăn cấp nước để nước chảy ra ngoài rồi dùng vòi xịt vệ sinh lại tủ.
Bước 6: Vệ sinh bên ngoài tủ
Bề mặt tủ cơm khi mua về có dán một lớp decan giấy, bạn có thể bóc ra cho đẹp hoặc giữ nguyên. Do bề mặt không bị tác động trong quá trình nấu hấp mà chỉ chịu tác động bụi bặm bên ngoài nên chỉ cần thấm ướt một miếng vải bằng nước, sau đó vắt khô và lau chùi tủ.
Bước 7: Gắn lại các khay tủ cơm và cắm lại nguồn điện
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn tiến hành lắp các khay nấu để cho khô ráo vào tủ cơm, sau đó bạn cắm điện tủ nấu cơm lại là xong.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách vệ sinh tủ cơm công nghiệp tốt nhất dành cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!